Vietcombank và một loại áp lực mang tên “Quá hoàn hảo”

Vietcombank và một loại áp lực mang tên “Quá hoàn hảo”

Thứ Sáu, 20/08/2021 - 06:00

Mục tiêu đó tương đối khó, bởi có thể hiểu như sau: Khi một con số thấp, kích nó lên tăng 50% đến vài lần có khi làm dễ hơn khi doanh nghiệp nhỏ có đơn hàng, mở rộng mối đối tác… Nhưng một đơn vị lớn, rất lớn khi họ gần như đã chạm ngưỡng đỉnh khai thác lợi nhuận ở mọi lĩnh vực, mọi góc cạnh thì để có được mức tăng 10% không hề dễ.

Theo định nghĩa, chất lượng lợi nhuận là mức độ mà lợi nhuận được báo cáo thể hiện thực tế tình hình kinh tế, để đánh giá một cách hợp lý thành quả tài chính của một công ty. Chất lượng lợi nhuận cũng là một chỉ số quan trọng được sử dụng như một thước đo về hiệu suất của công ty. Chất lượng lợi nhuận cao hơn, hiệu suất của công ty cao hơn. Các công ty có chất lượng lợi nhuận tương đối cao phản ánh kết quả hoạt động của công ty cao. Nó cung cấp thêm thông tin về các điều kiện thực hiện của công ty có liên quan đến quyết định cụ thể của những người ra quyết định cụ thể. Chất lượng lợi nhuận cao phản ánh một số liệu tốt cho mục đích đánh giá, dự báo và đánh giá hiệu quả.

Vietcombank là một trong những ngân hàng đạt được chất lượng lợi nhuận tốt khi tăng trưởng lợi nhuận cao nhưng bền vững trong từng chỉ tiêu, từng giai đoạn. Năm 2020, khi dịch bệnh trên thế giới bắt đầu tác động vào nền kinh tế trong nước, Vietcombank đã giữ vững với lợi nhuận tối ưu.

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức của năm 2020 đầy biến động, hoạt động kinh doanh của Vietcombank vẫn bảo đảm an toàn, hiệu quả và trở thành điểm sáng trong toàn ngành ngân hàng, tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng vượt trội về hiệu quả kinh doanh và lần đầu tiên trở thành doanh nghiệp niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán. Tổng tài sản vượt 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 8,5% so năm 2019; huy động vốn thị trường I đạt 1.053.451 tỷ đồng, tăng 10,9% so năm 2019, đạt 104,6% kế hoạch năm 2020; thu nợ ngoại bảng đạt 2.418 tỷ đồng; lợi nhuận hợp nhất đạt trên 23 nghìn tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD), tương đương mức năm 2019, tiếp tục giữ vị trí quán quân là ngân hàng kinh doanh hiệu quả nhất và là ngân hàng Việt Nam duy nhất lọt vào nhóm 200 ngân hàng có quy mô lợi nhuận lớn nhất toàn cầu.

Dịch vụ Vietcombank đã xác lập được vị trí hàng đầu đối với người tiêu dùng 

Kết thúc năm 2020, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank chỉ còn ở mức 0,6%. Kết quả này tiếp tục ghi nhận Vietcombank là tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, chất lượng tài sản tốt nhất trong số các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Đồng thời, Vietcombank cũng là ngân hàng có tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cao nhất trong các tổ chức tín dụng với tỷ lệ gần 380%, tức là với một đồng nợ xấu thì Vietcombank có tới 3,8 đồng để dự phòng, bảo đảm được sự an toàn, chắc chắn và hoạt động ổn định cho ngân hàng trước những rủi ro, bất trắc của thị trường.

Với hiệu quả kinh doanh vượt trội, Vietcombank tiếp tục duy trì vị thế là doanh nghiệp có quy mô nộp ngân sách Nhà nước lớn nhất. Cổ phiếu VCB đã vượt lên trở thành cổ phiếu có quy mô vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam (khoảng 370 nghìn tỷ đồng, tương đương 16 tỷ USD).

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2021, Vietcombank tiếp tục dẫn đầu hệ thống ngân hàng về lợi nhuận. Hai mảng kinh doanh cốt lõi nhất là tín dụng và dịch vụ đều tăng trưởng rất tốt. Tất cả các lĩnh vực kinh doanh đều có lãi trong khi chi phí hoạt động giảm 2% khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích lập dự phòng rủi ro quý I/2021 của Vietcombank lên tới gần 11 nghìn tỷ đồng, tăng gần 49% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhưng khi dịch bệnh có diễn biến nguy hiểm và phức tạp tại nhiều thành phố lớn, quý II/2021, lợi nhuận Vietcombank điều chỉnh, một phần do hỗ trợ khách hàng. Quý II/2021, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng đạt 4.938 tỷ đồng, giảm với cùng kỳ, một phần do khách hàng của ngân hàng chịu tác động của đại dịch nên đơn vị đã có những hỗ trợ cho khách hàng.

Với tinh thần tiên phong thực thi các định hướng điều hành của Chính phủ và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh môi trường kinh tế - xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, Vietcombank đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ và mạnh mẽ các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp bởi dịch bệnh Covid-19 và ảnh hưởng của bão lũ tại miền Trung như: Miễn giảm lãi, phí; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; cho vay mới để hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh; triển khai các gói tín dụng với lãi suất phù hợp để hỗ trợ khách hàng…

VCB đẩy mạnh hướng đi công nghệ số, ngân hàng số 

Trong năm 2020, Vietcombank đã thực hiện 5 đợt giảm lãi suất cho vay, nhiều nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng, gồm 4 đợt hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 và 1 đợt hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tại 10 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bão lũ để chia sẻ khó khăn với khách hàng, với tổng dư nợ được Vietcombank hỗ trợ lãi suất cho vay xấp xỉ 660.000 tỷ đồng; tổng số tiền lãi sau 5 lần giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng lên đến gần 4.000 tỷ đồng.

Mới đây, thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, từ ngày 01/08/2021 đến hết 31/12/2021, Vietcombank giảm hàng loạt các loại phí dịch vụ trên toàn bộ các kênh: Quầy giao dịch, ATM, Ngân hàng số VCB Digibank, VCB_iB@nking và VCB Money cho tất cả các đối tượng khách hàng. Khách hàng cá nhân sẽ được giảm đến 80% phí chuyển tiền trong cùng hệ thống và 25% phí chuyển tiền ngoài hệ thống Vietcombank. Áp dụng cho các Gói tài khoản VCB Eco và VCB Plus sẽ được giảm đến 33%…

Vietcombank cũng là ngân hàng được Văn phòng Chính phủ lựa chọn để đồng hành từ những ngày đầu xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia và là ngân hàng tiên phong cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các dịch vụ trên Cổng dịch vụ công quốc gia, nhằm giúp cho người dân có thể dễ dàng, thuận tiện khi thực hiện các thủ tục thanh toán đối với các dịch vụ công.

Để đạt được những thành công đó, Vietcombank đã có định hướng chiến lược kinh doanh bài bản, đặt ra mục tiêu “hạ cánh mềm” trước sự thay đổi lớn của môi trường kinh doanh dưới tác động của đại dịch Covid-19.

Một điểm nhấn quan trọng trong năm 2020 là việc Vietcombank đưa vào vận hành thành công Hệ thống ngân hàng lõi mới - Core banking Signature và triển khai nhiều dự án ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng lực hoạt động, quản trị theo thông lệ quốc tế.

Tiên phong thanh toán không dùng tiền mặt, cuối năm 2019, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên triển khai thanh toán trực tuyến với Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG), mở ra cơ hội gắn kết, phát triển thanh toán điện tử giữa Vietcombank với người dân, doanh nghiệp trong các hoạt động hành chính, dịch vụ công. 

VCB luôn tròn vai với cộng đồng, khách hàng và nhà đầu tư 

Vietcombank rất vinh dự là ngân hàng đầu tiên kết nối trực tiếp với Cổng DVCQG để cung cấp các giải pháp thanh toán trực tuyến cho các dịch vụ mới bổ sung. Đặc biệt, là ngân hàng tiên phong và hiện tại là ngân hàng duy nhất hợp tác với Cổng DVCQG trong việc phát triển cơ chế đăng nhập 1 lần Single Sign On (SSO) giữa Cổng DVCQG với hệ thống thanh toán của ngân hàng nhằm giúp cho người dân có trải nghiệm hoàn toàn mới và thuận tiện khi truy cập vào Cổng DVCQG sử dụng các dịch vụ công mức độ 4 để  hoàn tất thanh toán trực tuyến qua ngân hàng.

Như vậy, Vietcombank tập trung triển khai mạnh mẽ 3 trụ cột kinh doanh bán lẻ - dịch vụ - đầu tư. Với mục tiêu hướng tới là ngân hàng số 1 về sự hài lòng của khách hàng, cung ứng những trải nghiệm số hiện đại nhất, mang lại sự thuận tiện và an tâm cho khách hàng, Vietcombank đã triển khai dự án chuyển đổi mô hình hoạt động bán lẻ (RTOM), nhằm chuyển đổi toàn diện hoạt động của bán lẻ, với định hướng xuyên suốt lấy khách hàng là trung tâm, hướng tới trải nghiệm số và gắn kết khách hàng. Trên cơ sở đó, Vietcombank đã thực hiện sắp xếp lại khối bán lẻ theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phù hợp chức năng nghiệp vụ. Trong năm 2020, nhiều sản phẩm dịch vụ bán lẻ mới đã được Vietcombank giới thiệu tới khách hàng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VCB của Vietcombank được xếp vào hàng cổ phiếu Bluechip, vốn hoá lớn trên thị trường. Trong ngày 11/8/2021, giá cổ phiếu VCB là 100.500 đồng/cổ phiếu, hiện là cổ phiếu có giá cao nhất trong nhóm cổ phiếu ngân hàng tại Việt Nam. Trong đợt tăng giá “cuồng phong” của nhóm cổ phiếu ngân hàng quý I và quý II/2021, đa phần các mã cổ phiếu có câu chuyện riêng, mà các chuyên gia tài chính cho rằng do cuộc sáp nhập M&A ngân hàng và bất động sản tạo ra.

Số liệu huy động tiền gửi khách hàng quý I và quý II/2021 của các ngân hàng niêm yết. Dữ liệu Reatimes

 

Bên cạnh đó, ngân hàng là nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng tốt bất chấp dịch bệnh. Đó là lý do, nhà đầu tư đã đổ dồn vào các cổ phiếu ngân hàng, khiến mức giá càng được đẩy lên mạnh hơn. Riêng VCB không nằm trong dòng chảy “tâm lý” đó nhưng VCB có nội hàm tăng trưởng. 

Đại diện Hội đồng quản trị Vietcombank cho biết: “Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán rất tinh. Người ta đầu tư bằng tiền của mình nên “của đau con xót”.

Nhưng không thể không có rủi ro, bất cứ một cổ phiếu nào?

Như vậy, các công ty tiếp tục dự đoán những rủi ro của VCB không khác dự báo xấp xỉ = 0, vì trong tiêu cực chỉ nhìn thấy điểm tích cực! Tuy nhiên, những dự báo của giới chuyên gia là góc nhìn để ngân hàng cẩn trọng hơn, tiếp tục hoàn thiện để có những bước đi vượt trội, vượt qua biên giới kinh tế vươn tới toàn cầu.

Thảo Vy
Thảo Quyên
20/08/2021 06:00
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top