Aa

VinCity và vấn đề phát triển đô thị vệ tinh

Thứ Hai, 17/12/2018 - 06:00

Khi nghe thông tin chỉ trong một tuần mở bán, dự án VinCity đầu tiên tại Hà Nội, có tên là VinCity Ocean Park, đã có tới 70% số căn chào bán (tương đương 5.263 căn) được bán khiến nhiều người không thể tưởng tượng nổi. Bởi lẽ đây không phải là nhà ở xã hội, cũng không phải nhà ở giá rẻ, lại càng không phải dự án có nguồn lực tài trợ nào đó, rồi cũng không ở gần trung tâm thành phố, vậy mà tại sao nó lại hấp dẫn người dân đến thế!

 

Mà nghe nói đến nay, số căn được bán đã lên tới ngót 90%, trong khi quý II/2020 mới bàn giao nhà.

Lại nghe thông tin khác, sau 10 năm thực hiện chiến lược phát triển xây dựng Thủ đô, góp phần vào việc giãn dân tại khu vực nội đô lịch sử, việc quy hoạch 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn vẫn dường như án binh bất động.

Thôi thì khái niệm đô thị vệ tinh có thể khác nhau, quy mô khác nhau, chủ thể thực hiện khác nhau nhưng cùng với mục tiêu giảm sức ép về mật độ dân cư, hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội... cho vùng lõi của Thủ đô thì dường như mô hình VinCity đã tạo nên hiệu quả hơn gấp nhiều lần.

Vậy điều gì đã làm nên sự khác biệt này?

Điều mà ai cũng dễ dàng thấy được khoảng cách giữa ước vọng lớn và nguồn lực nhỏ. Kể từ khi sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội thì ước vọng xây dựng các đô thị vệ tinh được hình thành như một điều tất yếu. Thế nhưng nguồn lực nào để biến nó thành hiện thực thì các nhà quy hoạch lại không vạch ra được. Còn VinCity thì sao? Tất cả đều nằm trong một dự án hoàn chỉnh, bắt đầu từ ý tưởng cho đến khi hoàn thiện, bàn giao, rồi kể cả kế hoạch quản trị và duy tu, bảo dưỡng cho từng mét vuông đất, rồi chăm sóc trọn vẹn nhu cầu cuộc sống của từng cư dân... đều được hoạch định và tổ chức thực hiện kỹ càng. Sự khác nhau quả là một trời một vực.

Tiếp nữa, ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng tất cả 5 đô thị vệ tinh được quy hoạch đều thiếu sức sống để thu hút các nhà đầu tư. Mặc dù rằng mỗi một đô thị được đặt ra những chức năng đặc thù riêng, thí dụ như đô thị vệ tinh Hòa Lạc có chức năng chính về khoa học công nghệ và đào tạo, rồi kèm theo đó là Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam gắn với khu vực Đồng Mô - Ngải Sơn và vùng du lịch Ba Vì - Viên Nam. Hoặc như đô thị vệ tinh Xuân Mai là đô thị dịch vụ - công nghiệp hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp và hệ thống làng nghề... Thế nhưng tất cả vẫn chỉ là những tập bản vẽ lạnh lẽo, kể cả tâm huyết của các nhà quy hoạch cũng... lạnh dần theo thời gian.

Sau 10 năm phát triển, quy hoạch đô thị vệ tinh vẫn nằm trên giấy

Một thập kỷ mở rộng, đo thị vệ tinh Hà Nội vẫn nằm trên giấy vì thiếu kết nối hạ tầng. Ảnh: Duy Anh

Một thập kỷ mở rộng, đo thị vệ tinh Hà Nội vẫn nằm trên giấy vì thiếu kết nối hạ tầng. Ảnh: Duy Anh

Một thập kỷ mở rộng, đo thị vệ tinh Hà Nội vẫn nằm trên giấy vì thiếu kết nối hạ tầng. Ảnh: Duy Anh

Nhân đây, ta thử điểm qua sức sống của “khu đô thị vệ tinh mini” VinCity Ocean Park để tìm ra nguyên nhân vì sao nó lại hấp dẫn các nhà đầu tư thứ cấp và người dân đến thế.

Điều dễ nhận thấy nhất đối với tất cả những ai quan tâm đến dự án này là “hiện thực trong tầm tay”. Bởi chủ đầu tư là một thương hiệu hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực bất động sản, sản phẩm luôn luôn có chất lượng cao đến từng chi tiết, và đặc biệt trong hàng chục năm qua, với hàng chục dự án lớn, chưa bao giờ trễ hẹn đối với khách hàng. Nay khi bỏ tiền vào theo kiểu “mua nhà trên giấy” nhưng niềm tin có một căn nhà trong tương lai không hề suy giảm.

Thứ hai, đó là sự chia sẻ hết mức có thể về khả năng thanh toán đối với những khách hàng có thu nhập trung bình và dưới trung bình. Trong cuộc tọa đàm mới đây tại Tạp chí Reatimes, GS. Đặng Hùng Võ nhận xét hóm hỉnh: “Thằng cha VinCity Ocean Park rất khôn! Rõ ràng là nhà ở thương mại, không phải nhà giá rẻ nhưng lại tạo ra cho người ta cảm giác là giá rẻ bởi thời hạn thanh toán đến tận 35 năm. Mỗi tháng chỉ cần chi ra 4 - 5 triệu đồng là rẻ quá rồi còn gì”. Thực ra, có thể nói về bản chất thì đây mới là nhà ở xã hội đích thực và bền vững, bởi nó được huy động rất nhiều nguồn lực từ xã hội để người dân có nhà ở, từ chủ đầu tư đến ngân hàng, rồi nhà đầu tư thứ cấp, rồi nỗ lực của mỗi người dân...

VinCity dành nhiều không gian cho tiện ích và cảnh quan, cây xanh.

VinCity dành nhiều không gian cho tiện ích và cảnh quan, cây xanh.

Thứ ba, đó là sự hấp dẫn của một không gian sống hiện đại và văn minh. VinCity Ocean Park có diện tích 420ha thì diện tích công viên cây xanh và mặt nước đã lên tới 117ha, mật độ xây dựng chỉ gần 19%. Lấy tiêu chuẩn phong cách sống Singapore cho cộng đồng cư dân văn minh, lại được được quy hoạch bởi các đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới như EDSA (Mỹ), West Green (Canada), những người mua nhà tại dự án này tự tin sẽ nhận được một cuộc sống như ở nước ngoài mà không phải đi “xin visa” hoặc “thẻ xanh”.

Thứ tư, VinCity Ocean Park còn góp phần xóa nhòa văn hóa đo khoảng cách bằng kilômét mà thay thế bằng đo khoảng cách bằng thời gian. Chẳng hạn, như chỉ mất 15 phút là tới Hồ Gươm, 15 phút là tới Trung tâm Hội nghị Quốc gia, 30 phút là tới sân bay Nội Bài... Cái văn hóa “đo khoảng cách bằng kilômét” này chắc sẽ được thay thế như ở các nước phát triển vì thời gian ngày càng là tài sản quý trọng đối với cuộc sống văn minh.

Có thể phân tích nhiều nguyên nhân khác nữa nhưng chỉ cần nêu bấy nhiêu thôi thì đã có thể nhận xét rằng, để muốn có 5 đô thị vệ tinh như mong muốn thì Hà Nội cần phải nỗ lực như thế nào!

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top