Aa

VPBank tận dụng cơ hội trong thách thức

Thứ Ba, 24/11/2020 - 10:39

Tuy gặp phải nhiều thách thức và khó khăn gây ra bởi dịch bệnh, VPBank vẫn tăng trưởng tốt và có doanh thu hiệu quả trong 9 tháng đầu năm.

Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của VPBank tăng

9 tháng đầu năm, lợi nhuận ngành ngân hàng sau 9 tháng đã thể hiện sự phân hóa rõ rệt do ảnh hưởng của đại dịch. Ngoài con số lợi nhuận trồi sụt khác nhau, nợ xấu cũng là điểm nhấn đang chú ý khi báo cáo tài chính quý III của 15 ngân hàng thương mại cho thấy, có tới 14 nhà băng ghi nhận quy mô nợ xấu tăng từ 30% trở lên so với đầu năm.

Trong dự báo về quý cuối năm nay và triển vọng năm sau, hầu hết các công ty chứng khoán đều đưa ra góc nhìn thận trọng, khi cho rằng ảnh hưởng của Covid-19 vẫn chưa được phản ánh đầy đủ trên báo cáo tài chính của các nhà băng.

Tuy nhiên, mỗi vấn đề đều có hai mặt, là cơ hội và thách thức, Covid-19 cũng tương tự vậy.  VPBank là một ví dụ điển hình cho quá trình này.

Nhìn từ tác động tiêu cực, các phân khúc hoạt động chính của ngân hàng này như tín dụng tiêu dung dành cho khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp (SME), tín dụng tiểu thương đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, bởi các khách hàng này ngay từ đầu năm đã được dự báo là đối tượng dễ chịu "tổn thương".

Danh mục tín dụng phải tái cấu trúc của VPBank, lên tới tương đương 8,1% tổng dư nợ, tập trung vào khách hàng một số ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng như du lịch, xây dựng, vận tải - kho bãi, bán buôn - bán lẻ.

Tổng doanh thu và lợi nhuận 9 tháng của VPBank đạt lần lượt 28.300 tỷ và 9.400 tỷ đồng, đều cao hơn cùng kỳ năm trước, thậm chí tăng trưởng hai chữ số.

Doanh thu và lợi nhuận 9 tháng của VPBank lần lượt đạt 28.300 tỷ và 9.400 tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ năm trước, tăng trưởng hai chữ số.

Ảnh hưởng là vậy, nhưng đến cuối quý III, hơn 96% nợ phải tái cấu trúc của VPBank đã có thể trả nợ đúng hạn. Tổng doanh thu và lợi nhuận 9 tháng của VPBank đạt lần lượt 28.300 tỷ và 9.400 tỷ đồng, đều cao hơn cùng kỳ năm trước, thậm chí tăng trưởng hai chữ số. Điều này là kết quả của một nhóm giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đồng thời là việc thay đổi chiến lược kinh doanh để thích ứng với bối cảnh mới.

Cấu trúc khách hàng trong danh mục tín dụng của VPBank trở nên đa dạng sau quá trình cơ cấu, mang tính chất linh hoạt hơn nhờ các chương trình thu hút khách hàng mới trong nhóm doanh nghiệp lớn, những ngành ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch và phân khúc cho vay mua nhà riêng và vay có tài sản đảm bảo nói chung.

VPBank đã tiến hành đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn thu, bên cạnh thu nhập lãi thì thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là thu từ dịch vụ, cũng là những yếu tố quan trọng đóng góp cho tăng trưởng thu nhập của ngân hàng. Thu nhập từ phí của ngân hàng mẹ (NFI) tăng trưởng tới hơn 36%, đạt hơn 2.200 tỷ đồng, chủ yếu đến từ các hoạt động thẻ, bảo hiểm, dịch vụ thanh toán… Tỷ trọng NFI trên tổng thu nhập hoạt động cũng tăng từ 13,2% lên 15,1% so với cùng kỳ.

Đẩy mạnh phát triển ngân hàng số

Đại dịch khiến khách hàng thay đổi thói quen, ưu tiên các nền tảng trực tuyến hơn vật lý, điều này đã mở ra cơ hội cho VPBank đẩy nhanh tiến trình số hóa ngân hàng. Nhờ việc đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng với khách hàng cá nhân và khách hàng SME qua nền tảng số hóa, VPBank giữ chân khách hàng giao dịch nhiều hơn, gia tăng lượng tiền gửi thanh toán. Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đến cuối quý III đã tăng lên mức 15,6%, cao hơn đáng kể so với mức trung bình 12-13% của các năm trước đây. Việc kết hợp giữa tăng CASA và tối ưu các nguồn vốn đầu vào khác giúp ngân hàng đạt mức chi phí huy động vốn thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Kết quả, với sự tổng hòa của nhiều yếu tố, từ việc đưa ra hàng loạt sản phẩm đa dạng hóa doanh thu, cho tới chính sách kiểm soát và tối ưu hóa chi phí hoạt động, giảm chi phí vốn, lợi nhuận trước thuế 9 tháng của VPBank đạt 92% kế hoạch đề ra hồi đầu năm, tương đương gần 9.400 tỷ đồng, trong đó riêng lợi nhuận của ngân hàng mẹ đạt hơn 6.200 tỷ đồng.

Dù tăng trưởng cao, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất vẫn được duy trì ở mức dưới 3% trong bối cảnh cả thị trường chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, trong đó tỷ lệ này tại ngân hàng riêng lẻ giảm từ mức 2,18% cuối 2019 xuống còn 2,01% cuối quý III.

Nhờ những bước tiến trong kinh doanh, kết hợp với các chính sách thích nghi với bối ảnh mới, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s hồi tháng 7 đã đánh giá các chỉ số xếp hạng tín nhiệm của VPBank tiếp tục giữ nguyên ở triển vọng ổn định. Tổ chức này đánh giá cao tiềm lực vốn của ngân hàng, khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động cao hơn mức trung bình ngành ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, Moody’s cũng nhận định kết quả kinh doanh của VPBank đã thể hiện bảng cân đối đã được tối ưu hóa, đảm bảo các tỷ lệ an toàn và tài sản có thanh khoản tốt. Có thể nói, quyết định giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm VPBank ở mức B1 đã phản ánh đúng những nỗ lực duy trì một nền tảng vững chắc, nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững và hiệu quả của ngân hàng.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top