Ô nhiễm không khí là một cú sốc lớn
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, năm 2016 có khoảng 4,2 triệu người trên thế giới tử vong do ô nhiễm không khí gây ra. Trong đó, 91% thuộc về các nước nghèo và đông dân ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Đồng thời, Phó Chủ tịch WTO, ông Bob O'Keefe phải thốt lên rằng: “Ô nhiễm không khí thực sự là một cú sốc lớn cho toàn cầu”.
Báo cáo thường niên năm 2018 của tổ chức Health Effects Institute (HEI) cho biết, hơn 95% dân số thế giới đang phải hít thở bầu không khí ô nhiễm và có đến 60% người sống ở những khu vực không đáp ứng được tiêu chuẩn cơ bản nhất của WHO. Theo đó, ô nhiễm môi trường không khí là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư thế giới, gấp 6 lần bệnh sốt rét và hơn 4 lần HIV/AIDS, chỉ đứng sau cao huyết áp, suy dinh dưỡng và hút thuốc lá.
Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đứng đầu danh sách ô nhiễm môi trường, chiếm 50% số ca tử vong do ô nhiễm không khí trên toàn cầu. Riêng tại Trung Quốc đã ghi nhận 1,1 triệu người chết vì ô nhiễm không khí trong năm 2016.
Tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu là tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng. Cụ thể, có tới 2/3 thế giới đang phải hứng chịu nạn ô nhiễm khủng khiếp với chỉ số hạt bụi PM2.5 cao trên mức 35 µg/m3 khí, chủ yếu tại châu Á, Trung Đông và châu Phi. Nguyên nhân là do dân số những khu vực này tăng trưởng quá nhanh, khiến các nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm không khí chỉ như "muối bỏ bể".
Không nằm ngoài “cú sốc” chung của toàn cầu, Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí ở châu Á (theo báo cáo thường niên The Environmental Performance Index (EPI) của Mỹ). Đáng lưu ý, lượng bụi ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang liên tục tăng "cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động. Nồng độ bụi trung bình trong không khí ở Hà Nội và TP.HCM vượt mức cho phép từ hai đến ba lần và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao.
Hà Nội: chỉ số AQI trung bình là 121, nồng độ bụi PM2.5 là 50.5 gấp đôi quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gấp năm lần khuyến nghị từ WHO (10 µg/m3).
TP.HCM: chỉ số AQI trung bình là 86, nồng độ bụi PM2.5 là 28.3 cao hơn so với quy chuẩn quốc gia và gấp ba lần khuyến nghị từ WHO.
Thời của chung cư cao tầng lên ngôi
Theo số liệu báo cáo của Thụy Sỹ trong khoảng năm 2000 - 2008, các nhà nghiên cứu xác định có tổng số gần 143.000 người ở trong các tòa nhà cao tầng tại Thụy sĩ qua đời. Trong đó, số người sống ở tầng sát đất có nguy cơ chết vì tất cả các bệnh bao gồm ô nhiễm, cao hơn 22% so với người ở tầng 8 trở lên.
Trước vấn đề trên, thực trạng chất lượng không khí đang ở mức báo động đỏ suốt thời gian dài, đã và đang đặt ra nhiều thách thức về không gian sống cho người dân. Theo GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, khi không khí ở Hà Nội bị ô nhiễm, thì các gia đình ở nhà thấp tầng, nhà mặt đất sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn. Bởi phần lớn nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí xảy ra từ các hoạt động như công trình xây dựng, tình trạng giao thông với lượng xe máy và ô tô hoạt động liên tục trong tiết trời nóng, ẩm...Do đó, càng ở dưới thấp, sát mặt đất, ô nhiễm càng cao. Người dân sống tại nhà riêng thấp tầng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Đồng quan điểm trên, ông Trịnh Tùng Bách - Giám đốc Ban Nghiên cứu và Phát triển, Tập đoàn Capital House chia sẻ: “Tôi từng ở nhà đất khu vực Tây Hồ. Tuy nhiên, cách đây 3 năm, khi chuyển sang chung cư thì tôi quyết định sẽ không ở nhà mặt đất nữa. Bởi chung cư thường được quy hoạch tốt hơn, có hệ sinh thái khép kín. Tôi chọn tầng 34, vì càng lên cao thì không khí sẽ trong lành".
Chính từ thực tế trên đã phần nào tác động đến nhu cầu của người tiêu dùng khi lựa chọn nhà ở. Đó cũng là lý do vì sao lượng chung cư luôn có mức độ thanh khoản cao, thậm chí không đáp ứng được nguồn cầu của thị trường khi liên tục khan hiếm hàng.
Hơn nữa, theo dự báo về mức độ ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, việc lựa chọn chung cư cao tầng, chung cư xanh đang là giải pháp cứu cánh cho người dân tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.