Đô thị hóa nhanh chóng là một trong những thách thức lớn nhất mà Chính phủ các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt, đặc biệt là các nước đang phát triển. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế Giới, năm 2017, hơn một nửa dân số thế giới sống tại các thành phố lớn và các đô thị. Trong hai thập kỷ vừa qua, sự gia tăng dân số nhanh chóng này chủ yếu diễn ra tại các thành phố ở châu Á và châu Âu. Hàng triệu người đổ xô vào và sinh sống tại các thành phố đã tạo ra thách thức lớn mới cho các nhà quy hoạch đô thị.
Ngoài nhà ở, nước sạch và điện, hầu hết các thành phố đang đau đầu để giải quyết vấn đề giao thông đô thị cho phù hợp và thân thiện với môi trường. Việc xây dựng hệ thống giao thông với nhiều tuyến đường hơn, cho phép nhiều phương tiện lưu thông không còn phù hợp nữa. Thay vào đó, các phương tiện giao thông công cộng là một giải pháp tối ưu cho các thành phố, nhất là ở các nước đang phát triển, các nước phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường.
Ở một số thành phố, người dân có xu hướng sử dụng các phương tiện như xe bus, tàu điện ngầm, xe lửa hơn là tự mình lái xe đến nơi làm việc. Rất nhiều người đặc biệt quan tâm đến hệ thống đường sắt tốc độ cao (MRT - Mass Rapid Transit) vì chúng hoạt động với tốc độ nhanh, an toàn và ít gây ô nhiễm.
Vấn đề chi phí
Vấn đề phức tạp hiện các thành phố cần giải quyết là bài toán chi phí xây dựng. Việc xây dựng một hệ thống giao thông đường sắt luân chuyển với khối lượng lớn vô cùng tốn kém và mất nhiều thời gian. Đặc biệt là ở một số nước kém phát triển, một khi hệ thống đường sắt được xây dựng và đi vào hoạt động, người dân có thể không có đủ khả năng chi trả cho toàn bộ chi phí đi lại. Điều này sẽ đảm bảo lợi ích kinh tế cho việc đầu tư. Vì sao vậy?
Có một cách để giải quyết vấn đề này, theo ông KeFang, Giám đốc Đầu tư AIIB (Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng thế giới) cho biết: “Không chỉ xem xét vào khả năng tài chính của dự án đó mà còn phải dựa vào mức tăng trưởng kinh tế mà dự án đó đem lại”.
Ông Fang cũng lưu ý rằng, liệu một dự án đường sắt tàu điện ngầm có mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho thành phố ngay cả khi nó không nhận được sự chi trả từ các hành khách? Hệ thống giao thông tốt là một hệ thống giúp rút ngắn thời gian đi lại, thúc đẩy sự giao lưu và phát triển kinh tế cũng như cung cấp việc làm cho người lao động. Nhìn chung, những lợi ích này có thể bù đắp cho những mất mát về tài chính của các dự án trên thực tế.
Chẳng hạn như hệ thống tàu điện ngầm của Hồng Kông, mạng lưới đường sắt MRT của Tập đoàn MRT tại Hông Kông dài khoảng 221 km với các chuyến tàu chạy chính xác đến 99,9%. Hơn nữa, giá vé ở đây tương đối thấp so với mạng lưới đường sắt đô thị ở những nơi khác trên thế giới. Dù vậy, Tập đoàn MRT chỉ là một trong số ít những nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận trong lĩnh vực giao thông vận tải. Hơn nữa, đây là tập đoàn được cho phép xây dựng hệ thống đường sắt góp phần làm gia tăng giá trị đất đai tại quốc gia này. Giải pháp giúp tăng trưởng nền kinh tế này, Hồng Kông đã đưa các cuộc thảo luận của các nhà lãnh đạo từ “khả năng tài chính” sang “hiệu quả kinh tế”.
Kirsti Slotik, Tổng Giám đốc Hệ thống Đường sắt Na Uy cho biết: “Khi bạn nói “hiệu quả kinh tế”, điều chúng tôi quan tâm là tổng số chi phí bỏ ra càng thấp càng tốt hơn là đem ra so sánh với tác động tích cực của nó đối với nền kinh tế”.
Olso cũng như các thành phố khác đang tích cực mở rộng và phát triển các phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là hệ thống đường sắt thay vì việc cho lưu thông quá nhiều phương tiện cá nhân trên đường. Điều này đảm bảo rằng hệ thống giao thông mới thực sự trở nên “hiệu quả về mặt kinh tế”.
Với sự quan tâm và đầu tư thích đáng như vậy, các thành phố không được phép bỏ qua bất kì lợi ích nào mà hệ thống giao thông công cộng mang lại. Theo ông Graham Currie, một chuyên gia cố vấn cho các hệ thống tàu điện ngầm ở Melbourne và Singapore cho biết: “Các cơ quan, các nhà chức trách nên báo cáo số liệu cụ thể về lợi ích mà giao thông công cộng đem lại so với xe hơi. Mỗi chuyến tàu bằng hàng ngàn chiếc xe hơi qua lại trên đường. Và chúng ta nên báo cáo điều đó”.
Vấn đề giao thông ở địa phương
Một cách để giảm chi phí cho các dự án đường sắt là xây dựng và phát triển các tuyến đường sắt tại mỗi địa phương. Theo bà PanKaj Jain, Tổng Giám đốc Công ty Alstom, chia sẻ: “Các địa phương không chỉ phải xem xét về các dự án mà còn phải đặc biệt lưu ý tới vấn đề thiết kế, sản xuất và xây dựng của các dự án này”.
Bà Jain cũng nói thêm rằng điều này sẽ giúp giảm thời gian đi lại của khách hàng. Việc giảm chi phí và rút ngắn thời gian di chuyển của các phương tiện giao thông công cộng nhận được rất nhiều sự hài lòng, tin tưởng từ mọi người.
Đơn cử như việc Công ty Alstom đã thiết kế và xây dựng thành công hệ thống tàu ngầm tại một tỉnh phía Nam thành phố Kochi (Ấn Độ) với tàu hỏa, tín hiệu giao thông và điện khí hóa. Các chuyến tàu đầu tiên được yêu cầu hoàn thành trong một năm rưỡi trong khi điều này thường đòi hỏi hai năm rưỡi.
Hệ thống đường ngầm tiếp theo của công ty Alstom đặt tại một thành phố thuộc Lucknow thậm chí còn được hoàn thành mất ít thời gian. Và đây cũng là dự án đầu tiên được thiết kế, sản xuất trực tiếp tại địa phương. Cho đến hiện tại, đây là dự án đường ngầm được hoàn thành nhanh nhất tại Ấn Độ. Ấn Độ là quốc gia luôn đưa ra những yêu cầu nghiêm ngặt đối với các dự án cơ sở hạ tầng. Không chỉ vậy, Ấn Độ còn giảm giá thành sản xuất bằng cách thu mua khối lượng khổng lồ nguyên vật liệu để xây dựng các tuyến đường tàu điện ngầm cùng lúc tại năm mươi thành phố trên quốc gia này. Nhưng không phải quốc gia nào cũng có thể giải quyết vấn đề kinh phí giao thông bằng cách này. Sandeep Josshi, Giám đốc Điều hành Mạng lưới giao thông Ấn Độ cho biết.
Tuy nhiên, các quốc gia nhỏ hơn nhưng có quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở khu vực Đông Nam Á có thể học hỏi Ấn Độ kinh nghiệm sản xuất và kỹ thuật. Joshi nói:” Chắc chắn Ấn Độ là quốc gia sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong thiết kế xây dựng hơn bất kì quốc gia nào ở phương Tây”.
Cách thu mua vật liệu xây dựng nhanh chóng tại một thời điểm cũng giúp cắt giảm đáng kể chi phí xây dựng. Ấn Độ, cũng giống như những quốc gia khác, luôn đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt đối với các nhà cung cấp vật liệu xây dựng: họ phải có ít nhất năm năm kinh nghiệm mới có thể tham gia đầu tư vào các dự án này. Ngoài ra, chính phủ các nước có thể cắt giảm thời gian thi công các tuyến đường tàu điện ngầm bằng việc cho phép các công ty có nhiều kinh nghiệm đứng ra đảm bảo và chịu trách nhiệm.