Aa

Ý nghĩa sâu sắc của mâm ngũ quả bày tết theo quan niệm Phật giáo

Thứ Tư, 11/01/2017 - 03:54

Bàn thờ tổ tiên ngày tết không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả có ý nghĩa rất sâu sắc là dâng tấm lòng thành kính của con cháu lên tổ tiên và mong ước cho một năm mới nhiều tốt lành.

Nhiều người hay đọc nhầm mâm ngũ quả làm mâm mũ quả. Nhưng chính xác từ dùng ở đây là chữ Ngũ. Ngũ (五), là số 5, là biểu tượng chung của sự sống, Ngũ quả chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời dùng thờ cúng. Trong sách Chiêm thư, người làm nông xưa thường nhìn Ngũ Quả để dự đoán được/mất của các mùa vụ lương thực trong năm. Lâu dần, sự xác tín biến thành tập tục, "ngũ quả" có thể tượng trưng cho sự cầu thị được mùa của người nông dân.

Theo quan niệm của phương Đông mâm ngũ quả cần có 5 loại quả với 5 màu theo thuyết ngũ hành (Kim màu trắng/ Mộc màu xanh/ Thủy màu đen/ Hỏa màu đỏ/ Thổ màu vàng) tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc là Giàu có, sung túc/ Sang trọng/ Trường thọ/ Sức khỏe và Bình an.

Theo nguồn gốc của Phật giáo, mâm ngũ quả cũng có ý nghĩa đặc biệt. Trong kinh Vu-lan-bồn (Ullambana Sutra) do Phật thuyết cho Mục-Kiền-Liên về cách cứu mẹ ông khỏi kiếp ngạ quỷ có nhắc đến việc chuẩn bị mâm ngũ quả dưới hình thức "trái cây năm màu" để cúng dường chư Tăng, mà theo quan niệm nhà Phật trái cây 5 màu tượng trưng cho ngũ căn: tín, tấn, niệm, định và huệ. Dấu tích lễ Vu - lan có từ rất sớm ở Ấn Độ được nhắc trong tác phẩm Mahabharata (thế kỉ V trước công nguyên đến thế kỉ V sau công nguyên).

Mâm ngũ quả phải đủ 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau tượng trưng cho ngũ hành.

Mâm ngũ quả phải đủ 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau tượng trưng cho ngũ hành.

Mâm ngũ quả thường gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam. Ngoài ra, “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phú (giàu có), quý (sang trọng), thọ (sống lâu), khang (khỏe mạnh), ninh (bình yên).

Bày phật thủ với ý nghĩa bàn tay phật sẽ che chở cho cả gia đình.

Bày phật thủ với ý nghĩa bàn tay phật sẽ che chở cho cả gia đình.

Mỗi loại quả trên mâm ngũ quả đều có ý nghĩa riêng theo mong muốn, ước nguyện của gia chủ. Chẳng hạn như quả chuối: Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che. Phật thủ: Bàn tay phật che chở cho cả gia đình. Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng. Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt. Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống. Đào: Thể hiện sự thăng tiến. Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn…

Người miền Nam thường không chọn chuối bày mâm ngũ quả.

Người miền Nam thường không chọn chuối bày mâm ngũ quả.

 Những điều lưu ý khi bày mâm ngũ quả để đảm bảo đúng ý nghĩa và giữ tươi, đẹp lâu: 

- Do tâm lý, ai cũng mong muốn bày một mâm ngũ quả đẹp đẽ ngay từ đầu. Tuy nhiên, nếu bạn chọn những loại quả chín đẹp ngay từ đầu thì để thời gian trong mấy ngày tết, hoa quả sẽ nhanh bị héo, úa và hỏng sớm.  Vì vậy, khi bày ngũ quả, bạn nên lựa chọn những loại quả già nhưng chưa chín quá để bày lên mâm ngũ quả là vừa.

- Việc rửa hoa quả quá sạch sẽ làm quả bị mất đi một phần bảo vệ tự nhiên bên ngoài khiến quả nhanh bị héo hoặc hỏng trong thời gian để cúng. Do vậy, chúng ta chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau qua là được rồi.

- Cách bài trí, sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau để đẹp mắt, hợp phong thủy ngày Tết. Tuy không câu nệ nhiều hay ít, nhưng mọi người đều sắm đủ lễ, đủ loại, hoa quả phải thuận theo ý nghĩa để bày cúng.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top