Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trao đổi với bạn sinh viên người Nam Định đầy tài năng này về đồ án đạt giải nhất này.
PV: Chúc mừng bạn đã đạt giải nhất của Cuộc thi kiến trúc Xanh sinh viên 2018, ý tưởng nào khiến cho bạn thực hiện đồ án này?
Bạn Tuấn Anh: Khi mình đi đến tất cả các không gian công cộng thì mình thấy không gian xanh cũng khá nhiều và bây giờ người ta chú trọng đến không gian xanh nhiều hơn.
Nhưng mà ở những khu chung cư đã cũ và đang xây thì họ gạt bỏ đi những không gian chung và xanh mà tăng cường không gian ở vì người ta tính đến phần chi phí và chú trọng việc ở nhiều hơn. Nên những không gian sinh hoạt, không gian chung và xanh ở những khu chung cư đang dần biến mất.
Đồ án của mình hướng tới là tái tạo, tận dụng và đề suất những không gian xanh len lỏi qua các khu chung cư mới, chung cư đang xây để người dân được hưởng những không gian ấy nhiều hơn.
PV: Tại sao bạn có nguồn cảm hứng với việc cải tạo khu chung cư này?
Bạn Tuấn Anh: Sau khi mình lên học đại học và cũng đã 5 năm trên Hà Nội mình rất ấn tượng bởi khu chung cư này.
Ấn tượng không phải vì tốc độ phát triển của nó mà cảm nhận về khu chung cư này, cảm nhận về cách sống của người dân xung quanh. Khi mình bước vào trong đây, mình thấy hai không gian đều là hai không gian động. Nó trái ngược với không gian bên ngoài, trái ngược với cái ổn ào của tiếng xe cộ và các trung tâm thương mại mọc lên.
Nên khi mình bước vào trong khu tập thể này, các hoạt động sống như khu chợ, hoạt động sinh hoạt của người dân, hoạt động vui chơi của trẻ em bên trong cái lõi đó thì mình cực kì ấn tượng tượng nên mình đã chọn khu chung cư này làm đồ án tốt nghiệp.
Cải tạo, xây mới nó nhưng vẫn giữ lại những đặc trưng của nó, vẫn giữ những không gian chung bên trong, không gian chợ và tăng cường các không gian xanh để đời sống nhân dân tốt hơn.
PV: Trong quần thể của chung cư này có một khu chợ rất đặc biệt vậy bạn có phương án hay giải pháp nào để cải tạo, phát triển khu chợ mà vẫn giữ nguyên được cái “chất” của khu chợ này không?
Bạn Tuấn Anh: Khu chợ thì mình sẽ cải tạo bằng một phương pháp có nguyên tắc hơn. Phần ki-ốt vẫn giữ nguyên xung quanh và nó có hai hướng rõ ràng là mặt bên ngoài là dành cho ki-ốt là chỉ dành cho giao thông bên ngoài tiếp cận và các mặt bên trong ki-ốt được quy hoạch và phân chia rõ ràng. Các tiểu thương sẽ không mở đơn lẻ như vậy nữa.
PV: Cảm ơn bạn đã chia sẻ về đề tài này!