Aa

Yếu tố phong thủy từng giúp Thành Cát Tư Hãn “xưng bá thiên hạ”?

Thứ Hai, 07/08/2017 - 22:31

Ít ai biết rằng, phía sau sự thành công của Thành Cát Tư Hãn còn là những bí mật “động trời” về phong thủy…

Vào khoảng thế kỷ thứ 13, vị Hoàng đế này là người có tên tuổi vang danh khắp dải đất Á Âu, thậm chí chỉ cần nhắc tới thôi đã khiến nhiều người “kinh hồn bạt vía”.

Đó không ai khác chính là Thiết Mộc Chân, hay còn được biết tới với danh xưng Thành Cát Tư Hãn – vị Hoàng đế khai quốc của nhà Nguyên.

Những thế kỷ sau đó, không ít nhà nghiên cứu đã dành cả đời mình để tìm ra yếu tố thành công của vị Đại hãn Mông Cổ nổi danh này.

Và cho tới ngày nay, không ít người vẫn tin rằng một trong những điều làm nên thành công của Thành Cát Tư Hãn chính là yếu tố phong thủy xuất phát từ mảnh đất khởi nguồn của người Mông Cổ - hồ Bối Gia Nhĩ.

Bí mật phía sau “Long Hưng thủy thành”

Sinh thời, Thành Cát Tư Hãn lớn lên tại bộ tộc Khuất Nhan thuộc Mông Cổ, nằm ở phía Tây Bắc Trung Hoa xưa, nay thuộc vào khu hồ Bối Gia Nhĩ.

Ngày nay, hồ Bối Gia Nhĩ đã thuộc vào lãnh thổ nước Nga. Nhưng ở thời cổ đại, đây hoàn toàn là phạm vi thuộc sở hữu của nhóm các dân tộc phía Bắc Trung Quốc.

Từ thời Hán triều đến đời nhà Tống, khu vực hồ Bối Gia Nhĩ đã trở thành cái nôi sinh sống và phát triển của tộc người Tiên Bi, Ô Hoàn, Hồi Hột, Khiết Đan và một số dân tộc thiểu số khác.

Đến khi người Mông Cổ hưng khởi, nơi đây đã trở thành “Long Hưng thủy thành” của dân tộc này.

Theo quan niệm phong thủy phương Đông, “thủy thành” là thành trì được xây dựng dựa trên hình thế của nước, đồng thời được tạo nên bởi ranh giới bao quanh nhờ nước.

Người xưa cho rằng: “Khí thuận gió tắc tán, giới thủy tắc chỉ”. Có nghĩa là: Khí gặp gió ắt tiêu tán, mà gặp nước ngăn lại thì sẽ tụ.

Bởi vậy, nhờ có sự giới hạn của nước, long khí của thủy thành không những không tiêu tan mà còn tụ lại, biến nơi đây trở thành “phong thủy bảo địa”. Cái tên “Long Hưng thủy thành” cũng bắt nguồn từ ngụ ý này.

Không ít người cho rằng thành công của Thành Cát Tư Hãn bắt nguồn từ sự phụ trợ của yếu tố phong thủy. (Ảnh minh họa)

Không ít người cho rằng thành công của Thành Cát Tư Hãn bắt nguồn từ sự phụ trợ của yếu tố phong thủy. (Ảnh minh họa)

Thế nước “đại cát” của đại dương tự nhiên

Cũng theo quan niệm phong thủy xưa, đối với hồ, phàm nơi có nước trong, tĩnh lặng như mặt gương chính là khu “đại cát”.

Trong khi đó, Bối Gia Nhĩ nổi tiếng là một hồ nước rộng và sâu, đứng từ trên bờ còn có thể thấy cá bơi ở độ sâu hàng chục mét.

Nơi đây còn được người xưa ví là “thiên nhiên chi hải” (đại dương tự nhiên). Mà bản thân tên gọi Bối Gia Nhĩ trong tiếng Mông Cổ cũng mang ý nghĩa tương tự.

Đánh giá về mặt phong thủy từ thế của nước, sở hữu một hồ nước mang điềm “đại cát” như vậy là một trong những yếu tố mang lại sự hưng khởi cho người Mông Cổ nói chung và Thành Cát Tư Hãn nói riêng.

Hồ Bối Gia Nhĩ sở hữu “thế nước” được đánh giá là “điềm đại cát” trong phong thủy. (Ảnh: Nguồn Internet).

Hồ Bối Gia Nhĩ sở hữu “thế nước” được đánh giá là “điềm đại cát” trong phong thủy. (Ảnh: Nguồn Internet).

Sự hưng khởi nhờ phong thủy đã được lịch sử chứng minh

Tương truyền rằng, năm xưa, tổ tiên của Thiết Mộc Chân là Hải Đô đã từng dựng nên trung tâm đầu tiên của tộc người Mông Cổ tại khu hồ Bối Gia Nhĩ.

Nhưng trong giai đoạn đó, do sự phát triển của chế độ phong kiến ở vùng Trung Nguyên, người Mông bị coi là “Man tộc”, bị đánh giá là một dân tốc man di ở phía mạn bắc.

Tuy nhiên, các bậc phong thủy gia thời xa xưa cho rằng, phàm là “Phúc”, “Họa”, “Hưng”, “Suy” đều có liên quan tới vị trí địa lý.

Mà hồ Bối Gia Nhĩ là khối đất phong thủy tốt hiếm thấy, nhất định sẽ có “chân long xuất thế”.

Quả nhiên, sự nghiệp vĩ đại của Thành Cát Tư Hãn nói riêng và sự hưng khởi của người Mông Cổ trong suốt một giai đoạn dài chính là minh chứng cho điều này.

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top