Biến phòng bếp trở về không gian của những năm 1932, thu hút sự chú ý vào những chi tiết nhỏ như tay kéo tủ bếp hay nắm kéo hình vòng cung. Tuy đây là thiết kế kiểu chiếc tủ để đồ của Robinson nhưng nó thực sự gây sự chú ý và tạo ra ảo giác cho một căn phòng nhỏ.
Những chiếc tủ gỗ đã sờn cũ không thể trở nên mới hơn khi khoác thêm một lớp sơn lên nó, vì vậy chủ nhân của căn nhà này đã có một cuộc đại tu hoàn toàn. Vách ngăn giữa phòng bếp và phòng khách được loại bỏ, mở ra không gian rộng rãi hơn. Sàn nhà được làm bằng thân cây phong cạo nhẵn, tủ bếp thiết kế đơn giản với các góc cạnh giúp căn phòng trở nên gọn gàng, ấm áp hơn. Tâm điểm hút mắt nhất là lớp gạch thủy tinh ốp xen kẽ khiến chúng lấp lánh khi có ánh sáng rọi vào.
Căn bếp này được thiết kế dựa trên ý kiến của chủ nhà muốn phòng khách có cả bàn và ghế ăn, lò nướng, đèn chùm… Ánh sáng được lựa chọn tỉ mỉ khi vừa có ánh sáng tự nhiên, vừa có ánh sáng nhân tạo giúp căn phòng sáng sủa hơn. Phía trên của tủ bếp được thiết kế một khoảng trống để bày những vật trang trí đẹp mắt, tạo điểm nhấn cho căn bếp.
Chủ sở hữu người Mỹ của căn bếp này muốn biến nó trở nên lạ lẫm hơn. Tủ bếp màu nâu cùng những vân đen vàng đẹp, hiện đại trong khi bề mặt lại được làm bằng gỗ nhẵn tạo ra một sự tương phản đậm. Với cách thiết kế này, không gian làm bếp có vẻ giản tiện bởi tích hợp mặt bếp và bồn rửa cùng một nơi, tuy nhiên nó lại tiện lợi hơn trong công việc nấu nướng khi không cần phải di chuyển quá nhiều.
Các bức tương ngăn đã được phá bỏ để không gian bếp được rộng hơn. Điểm đặc của căn bếp này là những thanh đảo ánh sáng đặt chìm bên trong góc phòng, đây là điều mà những viên gạch thường không thể làm được kể cả khi chúng ta đánh bóng bằng bàn chải.
Căn bếp nhỏ này được đặt cạnh một cửa sổ lớn, giúp nó luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Bồn rửa, bàn bếp và bàn ăn được tích hợp trong cùng một khu vực nhằm tiết kiệm diện tích. Màu tủ gỗ tương phản mạnh với màu đen của các bề mặt trong bếp tạo nên những tầng ánh sáng khác nhau.
Chủ của căn bếp này là một người môi giới bất động sản hàng đầu trong khu vực. Vì vậy, ông ta muốn có một không gian độc đáo để giới thiệu với các khách hàng của mình. Tủ bếp là loại tủ kiểu Nhật với gam màu tối, khu vực bàn ăn có thể điều chỉnh nhờ gắn bánh xe. Phạm vi nấu nướng không quá lớn, tạo nên cảm giác ấm cúng và có phần nhỏ gọn.
Căn phòng bếp toàn màu trắng khiến chúng ta nhớ lại kiểu trang trí nhà này vào những năm 1800. Do diện tích căn phòng khá nhỏ nên chủ nhà đã đầu tư chú trọng vào các vật liệu, chi tiết sang trọng. Những tay kéo và thanh cầm được làm từ các tinh thể thủy tinh trong suốt, mặt bếp làm bằng đá cẩm thạch và giấy dán tường màu nâu sẫm làm toát lên vẻ cổ điển, tạo ra một không gian đầy mê hoặc.
Ngôi nhà này khá cũ và nhỏ bé, các vật dụng hầu hết đều theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên chủ nhân ngôi nhà lại yêu cầu một không gian nấu ăn hiện đại. Bàn đá ngọc trai trắng đục tương phản với màu nâu sẫm của tủ bếp. Một bàn ăn được thiết kế ngay dưới bàn bếp, có thể cất vào trong khi không sử dụng để tiết kiệm diện tích.
Đây tương tự cũng là một căn bếp thông minh khi nó được thiết kế hai bên bàn bếp để đặt thức ăn. Việc sử dụng màu gỗ, màu đồng và màu quả hồ đào tạo ra sự ấm áp cho căn phòng, trong khi màu xanh mỏ vịt tạo nên điểm nhấn nhẹ nhàng, gần gũi.