Aa

10 nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới

Chủ Nhật, 01/10/2017 - 06:00

Diễn đàn Kinh tế thế giới mới đây đã công bố Chỉ số cạnh tranh toàn cầu của 137 nền kinh tế. Ngoài việc chỉ ra xếp hạng của các nền kinh tế trên thế giới, báo cáo cũng phân tích sâu những tiến bộ và khó khăn trong quá trình tăng trưởng.

Những "con hổ" lớn 

Đã gần 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế toàn cầu đã có được một hình thái tốt hơn rất nhiều. Sự tăng trưởng chậm nhưng ổn định những năm gần đây để mở ra cánh cửa bước tiếp trong tương lai, với mức kỳ vọng 3,5% vào năm 2017.

Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong thời đại có những sự thay đổi chưa từng có và không điều gì là chắc chắn. Sự va chạm địa chính trị, tốc độ thay đổi chóng mặt của công nghệ… đã tạo ra một thế giới mà những nhà lãnh đạo toàn cầu buộc phải có tầm nhìn xa trong chính sách kinh tế và chính trị.

Bản báo cáo mới nhất vừa được Diễn đàn kinh tế thế giới công bố đã chỉ ra Chỉ số năng lực cạnh toàn cầu của 137 nền kinh tế giai đoạn 2017 - 201, dựa trên khả năng duy trì tăng trưởng toàn diện. Đó là sự tăng trưởng mang lại những thay đổi tích cực và lợi ích cho công dân của từng quốc gia cũng như môi trường và sự phát triển chung.

Chỉ số này xem xét 12 trụ cột về khả năng cạnh tranh bao gồm tính đổi mới, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô…

10 quốc gia dẫn đầu về năng lực cạnh tranh toàn cầu

10 quốc gia dẫn đầu về năng lực cạnh tranh toàn cầu

Thụy Sỹ lần thứ 6 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng, ghi nhận rất nhiều điểm ấn tượng trên hầu hết các phương diện đánh giá năng lực cạnh tranh. Nền kinh tế này có sức khỏe dẻo dai, thị trường lao động hiệu quả, người dân và các doanh nghiệp Thụy Sỹ cũng có khả năng “hấp thụ” các sản phẩm công nghệ rất tốt.

Công dân Thụy Sỹ được thụ hưởng một nền giáo dục và dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáng mơ ước. Trong khi đó các doanh nghiệp của nước này cũng thể hiện mức độ tinh vi, nhạy bén và tính đổi mới cao.

Hoa Kỳ ghi nhận kết quả tốt nhất từ trước đến nay, hạ cánh ở vị trí thứ 2. Đây là một bước tiến đáng tự hào của quốc gia này, từ vị trí thứ 3 của năm ngoái và vị trí thứ 7 vào năm đầu tiên công bố xếp hạng.

Tuy nhiên, vị trí này của Hoa Kỳ cách khá xa ngưỡng an toàn. Mặc dù nền kinh tế lớn nhất thế giới này đạt điểm cao về tính hiệu quả và đổi mới, nhưng lại không thành công trong khía cạnh kinh tế vĩ mô. Hoa Kỳ cũng không được đánh giá cao ở mảng y tế và giáo dục tiểu học.

Singapore - niềm tự hào của Đông Nam Á - được WEF xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng năm nay. Mặc dù có một sự thể hiện ấn tượng trong bảng xếp hạng năm nay - ghi dấu ở 3 trên 3 trụ cột kinh tế - nhưng Singapore đang phải đối diện với tình trạng nợ Chính phụ gia tăng, kéo điểm kinh tế vĩ mô của Đảo quốc Sư tử xuống thấp.

Ở một khía cạnh khác, cơ sở hạ tầng giao thông, thị trường lao động và khu vực tài chính của Singapore đều ghi được điểm cao.

Phần còn lại của top 10 gồm Hà Lan, Đức, Thụy Điển, Phần Lan, Anh, HongKong và Nhật Bản.

Phía trước còn nhiều khó khăn

Mặc dù sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới rất đáng chúc mừng nhưng Báo cáo Cạnh tranh mới nhất đã phát hiện ra một số vấn đề.

Theo đó, báo cáo ghi nhận rằng, một thập niên sau cuộc khủng hoảng tài chính, khu vực tài chính vẫn dễ bị tổn thương. Mức độ nợ tư nhân đang gia tăng ở các nền kinh tế đang nổi, sự tăng trưởng của thị trường vốn không được điều chính, là 2 yếu tố làm cho WEF lo lắng.

Chỉ số của năm nay đã thể hiện rằng một số nền kinh tế đã đạt được sự đổi mới đáng kể nhưng hiệu quả lại chưa lan rộng. Các nền kinh tế sẽ làm tốt hơn trong việc tăng cường các nhóm dân số, các doanh nghiệp sẵn sàng áp dụng
công nghệ mới trong cuộc sống và công việc kinh doanh.

Nhiều nền kinh tế cũng đạt được điểm số cao về tính linh hoạt của thị trường lao động, điều này giúp thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, việc này cũng cần được cân bằng với công tác bảo vệ người lao động. Và chắc chắn sẽ là một thách thức đối với nhiều quốc gia.

Báo cáo cũng ghi nhận rằng sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu được xây dựng trên nền tảng không vững chắc. Đó là bởi vì nó đang được thúc đẩy bởi lãi suất thấp nhiều hơn là bởi động lực cơ bản của sự tăng trưởng.

“Tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng cho sự phát triển của xã hội và phúc lợi cho con người. Tăng trưởng tạo ra các nguồn lực cần thiết cho giáo dục, y tế và an ninh tốt hơn, cũng cho người dân nguồn thu nhập cao hơn.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế không phải là một kết thúc. Nó phải đóng góp vào phúc lợi cho công dân của các nền kinh tế, bắt nguồn từ tính chính đáng về chính trị và được xác định, đo lường dựa trên khái niệm đa chiều về tiến bộ kinh tế. Bao gồm các giá trị như phân bổ rộng rãi lợi ích kinh tế, tính bền vững môi trường và sự công bằng liên thế hệ giữa những người trẻ và thế hệ tương lai”, báo cáo của WEF kết luận.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top