Ngày 15/8, Đại hội đồng cổ đông thường niên lần 2 của CTCP Thương mại Dịch vụ Tràng Thi đã thông qua toàn bộ các nội dung trình đại hội.
Tuy vậy biên bản đại hội cho thấy rất nhiều khúc mắc giữa 2 nhóm cổ đông của công ty: Một bên bao gồm Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro - HTM), công ty mẹ nắm quyền kiểm soát với 53,33% cổ phần.
Tràng Thi có cơ cấu cổ đông khá cô đặc với 4 cổ đông lớn nắm giữ 99,78% vốn điều lệ và 32 cổ đông cán bộ nhân viên nắm giữ 29.000 cổ phần còn lại.
Bên cạnh Hapro, Tràng Thi còn 3 cổ đông chủ chốt khác gồm T&T Group (20%) cùng hai cá nhân là ông Lê Anh Dũng (18,2%) và Nguyễn Phú Quân (8,2%).
Bên cạnh đó với số lượng thành viên HĐQT là 5 người, trong đó Hapro có 3 đại diện mà các quyết định của HĐQT được thông qua khi có 3/5 thành viên tán thành. Do vậy gần như mọi quyết sách mà phía Hapro đưa ra đều không thể bị phủ quyết.
Một số khu đất đáng chú ý tại khu vực trung tâm có thể kể đến 10B Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm đang hợp tác kinh doanh với Nguyễn Kim làm siêu thị điện máy; số 12-14 Tràng Thi đang làm trụ sở công ty và cho thuê...
Công ty hiện có kế hoạch đầu tư Tổ hợp trung tâm thương mại dịch vụ Cát Linh - Tràng Thi tại 47 Cát Linh, Hà Nội với tổng vốn đầu tư 620 tỷ đồng bao gồm 21 tầng nổi và 3 tầng hầm. Dự án dự kiến khởi công vào năm 2020 và hoàn thành sau 2 năm.
Cũng tại địa chỉ 47 Cát Linh, Tràng Thi đã hoàn thiện tòa nhà thương mại dịch vụ có tổng mức đầu tư 172 tỷ đồng.
Cổ phiếu Hapro tăng gấp đôi chỉ trong hơn 1 tháng
Sau khi hoàn tất cổ phần hóa nhiều công ty thành viên, giữa năm 2018, Hapro cũng hoàn tất cổ phần hóa và chuyển sang mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ 2.200 tỷ đồng. Các cổ đông liên quan đến BRG Group hiện nắm giữ phần lớn cổ phần của Hapro và chủ tịch BRG, bà Nguyễn Thị Nga cũng đồng thời là chủ tịch của Hapro.
Sau một thời gian dài dao động quanh ngưỡng 8.000 đồng/cp, từ giữa tháng 7/2019 đến nay, cổ phiếu Hapro đã tăng hơn gấp đôi lên 19.000 đồng trong phiên giao dịch ngày 26/8.