Aa

5 lý do tạo nên cơn sốt đất ảo tại TP. HCM

Thứ Ba, 09/05/2017 - 14:01

5 lý do tạo nên cơn sốt đất ảo tại TP. HCM; Loạt dự án BĐS lọt "tầm ngắm" thanh tra; Lộ diện nhiều "tay chơi" mới rót nghìn tỷ vào địa ốc; Người dân có được lợi với căn hộ 25m2?… là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

5 lý do tạo nên cơn sốt đất ảo tại TP. HCM

Chuyên gia tư vấn cấp cao Công ty Tư vấn Kinh doanh hội nhập Toàn Cầu (GIBC), Huỳnh Phước Nghĩa nhận định, cơn sốt đất ảo đang diễn ra tại TP. HCM có sự góp sức rất lớn của nhiều công trình hạ tầng trọng điểm được công bố liên tục.

Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, Lê Hoàng Châu cho rằng, việc giá đất tăng bất thường cuối năm 2016 và đầu 2017 tại nhiều khu vực, trong đó đặc biệt là các huyện vùng ven do có sự tác động của giới đầu cơ đất.

Hạ tầng đang bị nhiều nhóm đối tượng lợi dụng để kích giá đất tăng nóng và sốt ảo. Ảnh: Vũ Lê.

Hạ tầng đang bị nhiều nhóm đối tượng lợi dụng để kích giá đất tăng nóng và sốt ảo. Ảnh: Vũ Lê.

Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, Trần Khánh Quang cho rằng trong các năm 2015-2017 thị trường BĐS TP. HCM chứng kiến cuộc đua săn lùng quỹ đất mạnh mẽ chưa từng có của nhiều doanh nghiệp địa ốc.

Jones Lang LaSalle Việt Nam (JLL) cho biết đã ghi nhận giá đất xuất hiện dấu hiệu tăng nóng trong vài tháng đầu năm 2017 khi tiến hành khảo sát ở một số khu vực trên địa bàn TP. HCM.

Xem chi tiết tại đây.

Người dân có được lợi với căn hộ 25m2?

Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho rằng, Bộ Xây dựng nếu chỉ đồng ý xây dựng diện tích căn hộ 25m2 nhưng không khống chế giá sẽ vô hình dung làm lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh căn hộ thương mại giá cao.

Ảnh minh họa. Minh Thư/Infonet.

Ảnh minh họa. Minh Thư/Infonet.

Ông Võ lý giải, nếu những căn hộ cao cấp được phép làm 25m2 không khác gì chia nhỏ căn hộ rồi lại tái diễn cảnh nhồi cao ốc vào nội đô, gây ách tác giao thông, áp lực lên hạ tầng xã hội.

Ông Võ kiến nghị, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn nhà chung cư có căn hộ 25m2 nên nghiên cứu về liên quan đến giá nhà cho phù hợp với người nghèo đô thị.

Xem chi tiết tại đây.

Lộ diện nhiều "tay chơi" mới rót nghìn tỷ vào địa ốc

Trong khi có nhiều doanh nghiệp địa ốc đang "than thở" thị trường có nhiều khó khăn, thực hiện chiến lược đầu tư cầm chừng, thì ngược lại nhiều doanh nghiệp trái ngành như thủy sản, nông nghiệp, giao thông lại quyết lập công ty có vốn điều lệ cả nghìn tỷ đồng để đầu tư vào các dự án BĐS.

Xem chi tiết tại đây.

Doanh nghiệp lên sàn: “Cẩn thận đòn bẩy tài chính ngược”

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp BĐS lên sàn để huy động nguồn vốn, chứng minh năng lực tài chính. Tuy nhiên, một khi quyết định “lên sàn”, chắc chắn doanh nghiệp phải chịu áp lực của cổ đông, nhà đầu tư. Bản thân doanh nghiệp trước khi lên sàn, phải biết được mình đang đứng ở đâu, trong tâm thế nào. Nếu là một nhà đầu tư kinh doanh bài bản, chắc chắn doanh nghiệp đó đã chuẩn bị được mọi tình huống có thể xảy ra thì việc lên sàn là chính đáng, trên thế giới có nhiều doanh nghiệp đã làm.

"Thà không lên sàn, thì không ai nói mình dở hay yếu, nhưng một khi đã lên sàn mà không thành công thì đó là một đòn bẩy tài chính ngược gây hậu quả ghê gớm cho doanh nghiệp".

Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp lên sàn để thổi phồng giá trị, năng lực tài chính của mình. Điều đó chưa chắc bền vững và chắc chắn sẽ để lại hậu quả. Thực tế đã có thấy, có nhiều doanh nghiệp BĐS lên sàn làm ăn rất “hoành tráng”, nhưng mã cổ phiếu vẫn thấp. Trong khi đó, người tiêu dùng hiện nay rất thông minh, họ không nghe một chiều mà nhìn nhận doanh nghiệp qua nhiều yếu tố khác.

Do đó, bản thân doanh nghiệp khi quyết định đi theo con đường nào phải chịu trách nhiệm và sẵn sàng trả giá cho hướng đi đó. Thà không lên sàn, thì không ai nói mình dở hay yếu, nhưng một khi đã lên sàn mà không thành công thì đó là một đòn bẩy tài chính ngược gây hậu quả ghê gớm cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp càng thổi giá nhưng giá trị cổ phiếu không tăng lên, sẽ cho thấy doanh nghiệp đó, cổ phiếu của doanh nghiệp đó có vấn đề.

Xem chi tiết tại đây.

Loạt dự án BĐS lọt "tầm ngắm" thanh tra

Để chấn chỉnh, xử lý các tồn tại trong quản lý và sử dụng đất đai, Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ thực hiện kế hoạch thanh tra năm 2017. Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã có kế hoạch thanh tra đối với dự án có dấu hiệu không thực hiện đúng mục đích đầu tư, có dấu hiệu vi phạm pháp luật Đất đai và xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa sát với giá thị trường làm thất thu ngân sách nhà nước.

Trong danh sách các cơ sở nhà, đất chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư mà Bộ Tài chính trình Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ tham khảo có bao gồm nhiều dự án lớn như Riva Park tại 504 Nguyễn Tất Thành (quận 4, TP. HCM), khu nhà ở thấp tầng tại Xa La, 25 Vũ Ngọc Phan và 1141 Giải Phóng (Hà Nội), dự án Pandora 53 Triều Khúc (Hà Nội), dự án PVV - Vinapharm 60B Nguyễn Huy Tưởng...

Bộ Tài chính cũng kiến nghị Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tạm thời đình chỉ thi công các dự án xây dựng nhà cao tầng đang triển khai thực hiện tại trung tâm thành phố lớn mà chưa thực hiện đúng thẩm quyền giao sử dụng đất không qua đấu giá và phải tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng thẩm quyền.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top