Aa

“Ăn theo” bất động sản, vật liệu xây dựng cũng lột xác thời công nghệ 4.0

Thứ Ba, 04/12/2018 - 06:00

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy một bước đột phá cho toàn thị trường bất động sản. Chính sự thay đổi và thích ứng này của ngành đã kéo theo sự “thay da đổi thịt” của những doanh nghiệp ăn theo như vật liệu xây dựng (VLXD), xi măng, sắt thép, nội thất...

Cơ hội nào cho ngành vật liệu xây dựng?

Theo các chuyên gia, với sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản và chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật thì ngành VLXD kỳ vọng sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngoài các doanh nghiệp bất động sản thì doanh nghiệp ngành VLXD cũng phải tận dụng cơ hội để phát triển, nếu không chính doanh nghiệp sẽ bị bỏ lại phía sau.

   Với sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản và chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật thì ngành VLXD kỳ vọng sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ

  Với sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản và chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật thì ngành VLXD kỳ vọng sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ

Theo đánh giá, phát triển ngành VLXD trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mở cho ngành này nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ, năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu. Việc nắm bắt kịp thời của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong quá trình sản xuất và chế tạo VLXD hiện nay là một cơ hội đổi mới và phát triển ngành VLXD của tương lai.

Thời gian tới, ngành VLXD cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, giảm chi phí đồng bộ các khâu từ giao dịch, vận chuyển để hạ giá thành, tăng năng lực cạnh tranh, triển khai các hướng nghiên cứu KHCN mũi nhọn, vật liệu mới, xây dựng đô thị thông minh gắn với sử dụng vật liệu thông minh…

Một số công nghệ sản xuất được nghiên cứu, ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển các lĩnh vực VLXD được dự báo phát triển nhanh trong thời gian tới gồm: Vật liệu cho kết cấu tập trung theo hướng những loại vật liệu bền, thiết kế mô hình cấu kiện vật liệu, lắp ghép, thi công thuận tiện; vật liệu bao che nhẹ, cách âm, cách nhiệt, chống thấm nước, thi công, lắp ghép nhanh; vật liệu trang trí, hoàn thiện: Hấp thụ tia UV hoặc phản xạ tia UV cho ánh sáng trắng truyền quang

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, tình hình thị trường vật liệu xây dựng những tháng đầu năm 2018 ổn định, tăng trưởng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Trong tháng 5/2018 sản lượng tiêu thụ sản phẩm xi măng ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu đều tăng mạnh.

Những tín hiệu này dự báo trong năm 2018 việc tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn có thể đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, ước sản phẩm xi măng tiêu thụ ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu trong tháng 5/2018 đạt khoảng 10,23 triệu tấn, tăng tới 1,46 triệu tấn so với tháng 4, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017 và đạt 51% kế hoạch năm 2018.

Điều đáng ghi nhận là sản lượng tiêu thụ sản phẩm xi măng ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu trong tháng 5/2018 đều tăng mạnh. Trong đó ước sản lượng tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt khoảng 7,68 triệu tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm xi măng tại thị trường nội địa trong tháng 5 tăng 1,36 triệu tấn so với tháng 4/2018.

Tiêu thụ sản phẩm xi măng tại thị trường xuất khẩu trong tháng 5/2018 vẫn giữ được đà tăng trưởng mạnh ước đạt khoảng 2,55 triệu tấn, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2017; xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2018 ước đạt khoảng 13,76 triệu tấn, tăng 31 % so với cùng kỳ. Như vậy, ước tiêu thụ sản phẩm xi măng trong 5 tháng khoảng 43 05 triệu tấn, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2017 và đạt 51% kế hoạch của cả năm 2018.

Doanh nghiệp VLXD "tăng tốc" với bài toán công nghệ

Trước bối cảnh thị trường bất động sản cạnh tranh và đổi mới theo cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ngành ăn theo cũng cạnh tranh theo.

Ngay cả các tổ chức VLXD cũng đưa ra các tôn chỉ phải thay đổi cơ chế chính sách quản lý trong ngành với phương thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật cao để giảm thiểu thủ tục hành chính đối với DN.

Nhiều DN VLXD tận dụng cuộc cách mạng 4.0 để cải tiến, đưa ra các dòng sản phẩm mới, dịch vụ quản lý công nghệ để cạnh tranh trên thị trường.

Nhiều DN VLXD tận dụng cuộc cách mạng 4.0 để cải tiến, đưa ra các dòng sản phẩm mới, dịch vụ quản lý công nghệ để cạnh tranh trên thị trường.

Chẳng hạn, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với VLXD mới, thiết bị công nghệ VLXD mới trong thời kỳ phát triển công nghiệp 4.0; đồng thời xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn về kiến trúc, kết cấu, thẩm định, kiểm tra giám sát thi công các công trình và chất lượng VLXD mới; xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất và sử dụng VLXD mới, có chính sách hỗ trợ các DN sản xuất VLXD đầu tư, đổi mới công nghệ tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại, tự động hóa phù hợp với các tiêu chí phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tuyên truyền, nâng cao nhận thức ngăn chặn làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao năng lực, trình độ quản lý nhà nước và quản trị DN...

Đặc biệt, các doanh nghiệp trong lĩnh vực VLXD nắm bắt thời cơ này để tiếp cận khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ 4.0. Mới đây, hệ thống TMT Home Mart khai trương showroom thứ 2 tại Tp.HCM và đã áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lý hệ thống. Cụ thể, đơn vị này cho phép khách hàng order thiết bị thi công, dụng cụ cầm tay qua website, fanpage, dịch vụ xử lý đơn hàng trong 24 giờ, ưu đãi giá đại lý cho số lượng lớn, giao nhận hàng, chính sách đổi trả, bảo hành chính hãng và linh hoạt…

Theo đại diện TMT, đây là mô hình mới dựa trên nền tảng công nghệ để phục vụ người tiêu dùng. Khách hàng không phải tìm VLXD thông qua nhiều nguồn như trước đây mà đơn vị sẽ cung cấp nguồn hàng từ giai đoạn cung ứng vật liệu đến thiết kế thi công. Theo đó, đánh vào dịch vụ cung ứng và tốc độ giao hàng là đặc điểm cạnh tranh của đơn vị này.

Tương tự, một số DN trong lĩnh vực VLXD cũng đang tìm cách ứng dụng nền tảng công nghệ vào sản xuất, vận chuyển, kiểm soát và sử dụng vật liệu mới để tăng sức cạnh tranh. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong những năm gần đây, nhiều hãng sản xuất sứ vệ sinh lớn như INAX, VIGLACERA, Hảo Cảnh… đã đầu tư nghiên cứu, sản xuất men phủ nano chống khuẩn, có khả năng làm sạch cao. Hay các DN đầu tư phát triển sản xuất kính, áp dụng công nghệ sản xuất kính tiên tiến, đó là công nghệ kính nổi. Ngoài ra, nhóm sản phẩm VLXD thông thường (gạch, ngói đất sét nung, cát, đá xây dựng…) cũng cho ra những dòng sản phẩm có ứng dụng công nghệ vào sản xuất, thân thiện môi trường.

Tuy vậy, theo các chuyên gia, dù Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu sản lượng lớn VLXD, song vẫn còn hạn chế về công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hứa hẹn sẽ mở ra hướng phát triển mới cho ngành này.

Thạc sĩ Lương Văn Hùng – Vụ VLXD (Bộ Xây dựng) cho biết, cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện cho các DN sản xuất VLXD có cơ hội bứt phá bằng việc ứng dụng công nghệ vào để nghiên cứu và sản xuất ra các loại VLXD mới, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế ngành VLXD Việt Nam chưa có những sản phẩm mới mang tính đột phá và bắt kịp với xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0. Nếu các DN không tận dụng được cơ hội này thì sẽ bị bỏ lại phía sau so với các DN quốc tế.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top