Không gian công cộng ở London - thứ tài sản chung của công dân thành phố đang bị đem ra rao bán cho các công ty, tập đoàn hay được tư nhân hóa mà không có bất kỳ ai trong chính quyền từng lên tiếng xin lỗi, giải thích với người dân. Việc trao đổi, mua bán này dường như diễn ra hết sức bình thường ở Thủ đô Vương quốc Anh bởi trên thực tế, Anh là nước bán không gian công cộng lớn nhất trên thế giới kể từ thế kỉ XVII và XVIII. Chính vì vậy, quốc gia này còn được mệnh danh là "trung tâm mua bán không gian lớn nhất hành tinh".
Thông thường, mỗi thành phố sẽ tạo ra cảm giác và trải nghiệm khác nhau đối với con người bằng cách này hay cách khác. Chẳng hạn, khi chúng ta đi qua những con đường quanh co của thành phố, sự náo nhiệt hay nguy cơ tiềm ẩn nào đó cũng có thể làm tâm trạng chúng ta mất tập trung. Trong khi đó, chúng ta lại có thể cảm thấy thư thái, giảm căng thẳng nếu dạo bước trong một không gian yên tĩnh.
Và những không gian đáng giá như thế, nên là thứ thuộc về đại đa số người dân chứ không nên biến nó thành không gian riêng của một người/một nhóm người. Những chốn công cộng như công viên, phố đi bộ... chính là những không gian nên được chia sẻ cho mọi người.
Không gian công cộng là tài sản chung - một không gian mở, miễn phí và sẵn sàng chào đón chúng ta bất cứ khi nào.
Mỗi không gian công cộng đều mang một giá trị riêng và ý nghĩa nhất định, chẳng hạn như về tiềm năng thay đổi. Chúng đổi thay mỗi ngày bởi những thay đổi từ cách nhìn nhận, đánh giá từ mọi người xung quanh, từ những người dắt chó đi dạo, các cầu thủ bóng đá hay những người chơi golf cho đến những người tham gia biểu diễn, biểu tình.
Trong những mối lo ngại và thất vọng về xã hội hiện đại, chúng ta vẫn luôn mong muốn không gian công cộng là tài sản chung của tập thể cũng như luôn đấu tranh bảo vệ quyền lợi của công dân đối chúng. Các quyền dân chủ này gắn liền với các không gian công cộng và chính vì chúng là tài sản chung nên chúng ta luôn được chào đón bất cứ khi nào mình muốn. Đó là quyền lợi của tất cả mọi người chứ không phải là đặc quyền riêng của bất kì cá nhân hay cơ quan tổ chức nào.
Năm 2011, việc tư nhân hóa đất công kéo theo hậu quả tồi tệ, đó là hàng ngàn người biểu tình việc Công ty Bất động sản Mitsubishi trở thành chủ sở hữu quảng trường Paternoster và Tòa án yêu cầu người dân không được xâm phạm "khu đất riêng" này. Thời điểm đó, nhiều ý kiến cho rằng, dường như đã có sự nhầm lẫn tai hại giữa quy định được áp đặt bởi các công ty với Luật đất đai của chính phủ.
Sau đó, hàng loạt vụ kiện tụng, tranh cãi tiếp tục xảy ra liên quan đến không gian công cộng bị sở hữu bởi tư nhân. Điển hình như ở London, City Hall - một hòn đảo công cộng nằm độc lập trên biển trở thành không gian riêng của các chủ đất Kuwait. Vấn đề này ngày càng trở nên phổ biến trong vài thập kỉ gần đây khi hầu hết mọi sự tái phát triển ở London đều dẫn đến hệ quả là việc tư nhân hóa không gian công cộng, bao gồm vả các khu vực quanh sân vận động Olympic, King’s Cross và Nine Elms. Còn với dự án không gian công cộng Garden Bridge với tổng vốn đầu tư dự kiến 37,7 triệu bảng Anh bị hủy bỏ phút chót, Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Anh cũng không mở rộng điều tra xem ai là người đứng sau.
Khi bị phóng viên chất vấn, những người trong hội đồng thành phố bối rối vì họ không nắm được thông tin hay số liệu nào liên quan (!?). Điều này đặt ra hoài nghi về khả năng quản lý của chính phủ đối với đất công và nguồn cơn của việc tư nhân hóa đất công.
Đối với các địa điểm công cộng đã được tư nhân hóa, các chủ sở hữu thường từ chối đăng tải những yêu cầu, quy định về khu vực của họ. Đây chính là lí do vì sao người dân chỉ biết rằng mình đã xâm phạm vào lãnh địa của họ khi nhận được thông báo. Các quy định này được sử dụng chủ yếu để ngăn cản báo chí truyền thông tiếp cận mảnh đất đã được bán cho tư nhân, bên cạnh đó cũng nhằm ngăn người dân xâm phạm vào khu vực của họ. Làm sao chúng ta có thể nhăn chặn được những cuộc lấn chiếm không gian công cộng này và xâm phạm tới quyền lợi của tập thể như vậy?
Việc tự luyến rằng khi ta mất đi không gian này sẽ có một không gian khác thay thế thì quá dễ. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Nếu việc mua bán không gian công cộng vẫn tiếp tục diễn ra thì sẽ có một ngày tất cả không gian ngoài trời ở London sẽ bị tư nhân hóa toàn bộ. Điều này đồng nghĩa với việc các tập đoàn, công ty có quyền cấm người dân bước vào đất của họ - những nơi vốn từng là không gian công cộng mở cửa cho tất cả mọi người.
Tấm bản đồ bao gồm tất cả không gian công cộng của London ra đời như một nỗ lực trong việc kiểm soát chuyển giao tài sản tập thể của công dân được rõ ràng, minh bạch. Đồng thời, đây cũng là một lời kêu gọi tất cả chúng ta đã đến lúc phải hành động.
Có 3 việc mà bạn có thể làm ngay bây giờ. Đầu tiên, hãy yêu cầu hội đồng thành phố tôn trọng việc tất cả không gian và địa điển công cộng mới được xây dựng đều phải thuộc quyền sở hữu công khai của cộng đồng cũng như đề nghị việc điều chỉnh những nơi này phải tuân thủ luật pháp, trong đó có Luật đất đai. Ngoài ra, những kế hoạch sắp tới về London phải bao gồm những chỉ đạo rõ ràng, cụ thể và hướng tới sự minh bạch.
Thứ hai, mỗi chúng ta hãy tự xã định lại các quyền lợi cơ bản của công dân đối với việc sử dụng không gian công cộng vì các quyết định của các công ty tư nhân không phải là Luật.
Thứ ba, hãy làm mọi thứ trong khả năng của bản thân để tìm hiểu về các vấn đề tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến các không gian công cộng và đừng ngại đăng tải video về các cuộc đối đầu hay mâu thuẫn giữa nhân viên bảo vệ với người dân khi họ cố gắng sử dụng địa điểm chung của tập thể. Bởi các video hình ảnh này đáng được công khai để tất cả mọi người cùng biết, cùng đấu tranh, cùng đẩy lùi.
Không gian công cộng là nền tảng cốt lõi của một thành phố. Ở London, việc mua bán không gian công cộng không phải là một việc làm được ủng hộ. Khi tiền thuê nhà trọ ngày cao, không gian nhà ở ngày càng trở nên chật chội, ngột ngạt thì các khu vực công cộng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Đó là nơi để mọi công dân tham gia sinh hoạt xã hội và hoạt động chính trị. Việc giảm bớt không gian công cộng là một mối đe dọa quyền lợi của chúng ta đối với thành phố đáng bị ngăn chặn và đẩy lùi từng ngày.
Trước tình trạng trên, theo một nguồn tin, năm ngoái chính phủ Anh đã đề ra kế hoạch thành lập cơ quan đăng kí đất đai nhằm ngăn chặn, đẩy lùi việc tư nhân hóa đất công. Đây không phải là lần đầu tiên cơ quan này được đề xuất thành lập, nhưng đến nay vẫn chưa xuất hiện.