Aa

Bài 2: Nhiều nghìn tỷ "khó rút" tại Đạm Bắc Hà?

Thứ Sáu, 07/09/2018 - 20:23

Trong hệ thống tài chính, Vietinbank có lẽ là ngân hàng lớn vướng phải nhiều điều tiếng và sự cố nhất. Điểm đáng kể đến là việc có nhiều cán bộ nhân viên lợi dụng tín nhiệm lừa đảo khách hàng; trong khi các khoản nợ xấu ở góc khuất khiến dư luận nghi ngờ về con số thực tế; hay như chất lượng dịch vụ của ngân hàng cũng bị khách hàng phàn nàn,...

 

"Con nợ" đã lố lũy kế hơn 2.500 tỷ đồng

Thiết kế Thế Công

Thiết kế Thế Công

Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (mã DHB) công bố 6 tháng đầu năm 2018 lỗ 170 tỷ đồng. Mức lỗ này đã nâng tổng lỗ lũy kế lên 2.500 tỷ đồng. Tính riêng trong quý II, doanh thu tăng trưởng 23% lên 843 tỷ đồng. Giá vốn tăng chậm hơn giúp lợi nhuận gộp đạt gần 160 tỷ, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, chi phí tài chính lớn lên đến 208 tỷ đồng (trong đó, chi phí lãi vay là 184 tỷ), cộng thêm chi phí bán hàng và quản lý doanh đều gia tăng. Theo đó, công ty báo lỗ sau thuế 83 tỷ đồng. Mức lỗ cùng kỳ năm trước là 95 tỷ đồng.

Tính lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần tăng 29% lên 1.527 tỷ đồng và lợi nhuận gộp gấp 3 lần đạt 272,5 tỷ đồng. Chi phí tài chính lớn lên đến 377 tỷ ăn mòn lợi nhuận khiến công ty thua lỗ 170 tỷ đồng, đã cải thiện so mức lỗ 313 tỷ đồng của 6 tháng năm 2017.

Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản của Đạm Hà Bắc là 9.457 tỷ đồng, chủ yếu nằm ở tài sản cố định. Nợ phải trả chiếm phần lớn nguồn vốn với 9.238 tỷ đồng (tổng vay nợ là 7.755 tỷ). Vốn chủ sở hữu chỉ còn 219 tỷ do lỗ lũy kế lên đến 2.503 tỷ đồng.

Vay nợ ngân hàng còn 7.755 tỷ đồng

Theo báo cáo soát xét, các khoản nợ hiện đang chiếm tới đa phần tổng nguồn vốn. Trong khi vốn điều lệ của Đạm Hà Bắc bị ăn mòn do hoạt động kinh doanh vẫn thua lỗ.

Đến cuối quý II, số tiền lãi vay đến kỳ phải trả nhưng bị hoãn thanh toán xấp xỉ 890 tỷ đồng, tăng thêm 240 tỷ đồng so với đầu năm.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, doanh nghiệp này đã thực chi ròng 242 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2018, gấp 16 lần cùng kỳ. Trong đó, gần 1.030 tỷ đồng trả nợ gốc vay nhưng thu lại 788 tỷ đồng từ đi vay. Như vậy, lãi gộp 6 tháng của Đạm Hà Bắc đạt 272,5 tỷ đồng, nhưng vẫn chỉ tương đương 79,5% chi phí lãi vay.

Tổng số tiền vay nợ ngân hàng của Đạm Hà Bắc tính đến 30/6 còn 7.755 tỷ đồng. Trong đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đang có hai khoản cho vay sẽ đáo hạn lần lượt vào năm 2020 với gần 3,23 triệu USD, tương đương 73,14 tỷ đồng và khoản vay 3.949 tỷ đồng sẽ đáo hạn vào năm 2023.

Thiết kế: Thế Công

Thiết kế: Thế Công

Đáng chú ý, Đạm Hà Bắc cũng nợ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) 29,1 triệu USD trong gói vay hạn mức 30 triệu USD sẽ đáo hạn vào năm 2031. VietinBank cũng là chủ nợ lớn nhất trong gói vay đồng tài trợ hạn mức 192 triệu USD (gần 117 triệu USD tương đương 2.682 tỷ đồng đã được giải ngân cho dự án). Lãi suất đi vay bằng tiền USD được tính bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 2,5%.

Được biết, đa phần các khoản vay giá trị lớn của Đạm Hà Bắc đều nhằm phục vụ cho dự án mở rộng nhà máy và được đảm bảo bằng tài sản hình thành. Theo ý kiến kiểm toán viên, việc nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn tới 893 tỷ đồng bên cạnh khoản lỗ lũy kế lớn dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục.

Do đó, với doanh nghiệp làm ăn bết bát, nợ phải trả chiếm phần lớn nguồn vốn với 9.238 tỷ đồng (tổng vay nợ là 7.755 tỷ) hay vốn chủ sở hữu chỉ còn 219 tỷ do lỗ lũy kế lên đến 2.503 tỷ đồng; thì khoản vay tại Vietinbank được định nghĩa là khoản nợ gì?

Reatimes sẽ tiếp tục thông tin,....

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top