Bất động sản 2020: Cơ hội ở đâu, thách thức thế nào?
Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho rằng năm 2020, thị trường bất động sản vẫn giữ được sự ổn định dựa vào các yếu tố tích cực của kinh tế vĩ mô.
Cơ hội thứ hai được ông Nam dẫn ra là nhu cầu về nhà ở của Việt Nam còn rất lớn khi là quốc gia đông dân thứ 15 thế giới, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á và có sự gia tăng nhu cầu về nhà ở tại các khu đô thị hàng đầu trong khu vực.
Ngoài ra, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao, dân số đô thị tăng nhanh dẫn tới hàng năm, Việt Nam phải xây mới khoảng 100 triệu m2 nhà ở, trong đó khoảng 70% nhà ở để đáp ứng nhu cầu của dân cư đô thị.
Bên cạnh những cơ hội được dẫn ra, các chuyên gia cũng cho rằng thị trường bất động sản 2020 sẽ đối diện những bất ổn, khó khăn nhất định. Có thể kể đến niềm tin của nhà đầu tư vào một số phân khúc suy giảm sau loạt diễn biến tiêu cực năm 2019, những vướng mắc, chồng chéo về mặt pháp lý chưa được giải quyết, tín dụng vào bất động sản bị siết chặt…
Khó xảy ra bong bóng, nhưng bất động sản còn hấp dẫn đầu tư?
Mới đây, Bộ Xây dựng đã có dự báo về triển vọng của thị trường bất động sản 2020. Theo đó, trên cơ sở đánh giá, phân tích các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho rằng, 2020 sẽ là một năm mà nguy cơ xảy ra “bong bóng” thấp.
Trước đó, tại nhiều diễn đàn và hội thảo, bức tranh bất động sản năm 2020 được các chuyên gia, tổ chức nghiên cứu thị trường đều đưa ra nhận định lạc quan. Cơ sở của những nhận định này xuất phát từ nhu cầu thực trên thị trường cao khi sở hữu tỷ lệ hấp thụ sản phẩm lớn của các dự án nhà ở tung ra; nguồn vốn vào thị trường đa dạng; cơ cấu sản phẩm ngày càng trở nên linh hoạt…
Dù nhận định vẫn còn nhiều tiềm năng, song, với nhà đầu tư, băn khoăn "liệu bất động sản còn là kênh đầu tư đáng bỏ vốn trong năm 2020" vẫn còn là câu hỏi lớn?
Một trong lo ngại nhất trong đầu tư năm 2020 tác động từ sóng gió 2019 đó là yếu tố pháp lý. Nhưng đây lại là yếu tố giảm đi rủi ro đáng kể sau khi thị trường trải qua không ít những vụ việc liên quan tới vấn đề về tình trạng thiếu đảm bảo về pháp lý mà điển hình vụ Alibaba.
Bảng giá đất một số tỉnh xung quanh TP.HCM thay đổi như thế nào cho giai đoạn 5 năm tới?
Quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM định hướng sẽ phát triển các đô thị vệ tinh quanh trung tâm thành phố như Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
"Một trong những lợi thế lớn của các tỉnh giáp ranh trong vùng đô thị mở rộng đều là vị trí cửa ngõ TP.HCM. Đây là những địa phương có hệ thống giao thông thuận tiện với các tuyến đường Vành đai 3, cao tốc Trung Lương - TP.HCM; cao tốc Bến Lức - Long Thành nối với sân bay quốc tế Long Thành sắp hoàn thành, và cao tốc nối với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ xây dựng trong tương lai…sẽ giúp thu hút lượng lớn vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS trong tương lai rất gần. Từ đó, giá nhà đất các vùng này đều tăng mạnh trong năm vừa qua, và dự báo sẽ còn gia tăng trong những năm tới", ông Phan Công Chánh, Chuyên gia BĐS cá nhân, cho biết thêm.
Đặc biệt, theo ông Chánh, căn cứ vào bảng giá đất giai đoạn 5 năm (2020-2024) vừa được các tỉnh trong vùng đô thị TPHCM mở rộng, cho thấy đều có mức tăng từ 20-35%. Điều này cho thấy, với mức độ đô thị hóa cao, cộng với tốc độ phát triển các khu đô thị vệ tinh đang diễn ra mạnh mẽ, chắc chắn giá nhà đất các tỉnh vùng ven TPHCM sẽ tiếp tục tăng cao.
An Gia Group: Từ đơn vị môi giới đến doanh nghiệp địa ốc nghìn tỷ
Ngày 17/12/2019 vừa qua, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia đã chính thức niêm yết thành công tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM với mã chứng khoán “AGG”. Ngày 9/1/2020, cổ phiếu AGG sẽ đi vào phiên giao dịch đầu tiên với giá tham chiếu là 25.000 đồng/cổ phiếu.
Với dấu mốc niêm yết thành công trên sàn chứng khoán, An Gia trở thành cái tên khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Không quan tâm sao được khi thị trường bất động sản vừa trải qua một năm với nhiều nốt trầm, khi các doanh nghiệp còn đang loay hoay tìm cách khẳng định vị thế thì cái tên được nhắc đến là “An Gia Group” lại là đơn vị mới gia nhập thị trường có vỏn vẹn 5 năm.
Trước đó, doanh nghiệp này cũng gây chú ý khi sở hữu thương vụ chuyển nhượng dự án 3,1ha ở trung tâm Bình Chánh vào hồi tháng 9. Tuyên bố sẽ biến dự án 3,1ha ở trung tâm Bình Chánh trở thành dự án hạng sang vùng ven TP.HCM, ông Nguyễn Bá Sáng - người sáng lập An Gia Group đã tiếp tục một lần nữa khiến các nhà đầu tư phải chú ý. Đây là một trong những bước tiến của An Gia trong lộ trình phát triển và mở rộng quy mô, gia tăng khối tài sản nhằm chuẩn bị cho bước đệm lên sàn HoSE vào cuối tháng 12/2019. Rõ ràng, khi xác định niêm yết cổ phiếu lên sàn HoSE, An Gia cần có một lộ trình dài hơi để gia tăng mục tiêu về tài sản cũng như lợi nhuận.
Doanh nghiệp địa ốc tung quỹ đất khủng, tự tin bứt phá năm 2020
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp bất động sản khá tự tin đặt kế hoạch tăng trưởng cao trong giai đoạn 2020-2021.
Công ty LDG vừa công bố kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2020-2023, theo đó mục tiêu sẽ mở rộng quỹ đất lên 1.383 ha, ngoài khu vực phía Nam trong thời gian tới LDG sẽ tập trung phát triển các dự án ra các tỉnh miền Trung, thậm chí cả Miền Bắc.
Theo kế hoạch công bố, năm 2019 tổng quỹ đất sở hữu của LDG là 407 ha. Doanh nghiệp dự kiến tăng quỹ đất các năm 2020, 2021, 2022, 2023 lần lượt thêm 406ha, 175ha, 182ha, 214 ha. Lũy kế năm 2023, tổng quỹ đất LDG sở hữu là 1.380ha. Quỹ đất này trải dài khắp từ Bắc đến Nam.
Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực nhận định, năm 2020 thị trường bất động sản sẽ đứng trước nhiều khó khăn và thách thức về chính sách, cơ chế. Tuy nhiên, đối với những nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, có những kế hoạch ứng phó với sự biến động của thị trường và thanh khoản mang tính dài hơi thì sẽ sinh trưởng tốt.