Aa

Bất động sản 24h: Bất động sản cho thuê “lao đao“

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Bảy, 11/09/2021 - 10:30

Bất động sản cho thuê "lao đao"; Xuống tiền mua đất sang tay lãi ngay nửa tỷ, cố đợi tăng giá lỗ 400 triệu... là những thông tin bất động sản được quan tâm nhất trong 24h qua.

Bất động sản cho thuê "lao đao"

Dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, khiến thị tường bất động sản (BĐS) cho thuê lầm vào khủng hoảng mà chưa có hồi kết. Chủ mặt bằng cho thuê phải giãn nợ, giảm giá 20-30%, thậm chí 50%, nhưng vẫn không có khách.

Chị Nguyễn Thanh Vân (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có cửa hàng cho thuê trên phố Hàng Ngang cho biết, từ đầu năm nay, khách thuê đã trả cửa hàng và nhà chị chăng biển cho thuê, nhưng đến nay vẫn không có ai thuê. Trước đó, cửa hàng 16m2 của chị Thanh Vân cho thuê với giá 18 triệu đồng/tháng, mặc dù đăng báo hạ giá chỉ còn 12 triệu đồng/tháng, thậm chí, nếu khách hàng đồng ý thuê lâu dài, chị sẵn sàng rút xuống còn 9 triệu đồng, nhưng vẫn chưa nhận được liên hệ nào.

bất động sản cho thuê
Tuyến phố kinh doanh sầm uất Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) “đóng băng” do dịch Covid-19. (Ảnh: Báo Tin tức/TTXVN)

Dọc các tuyến phố kinh doanh sầm uất của Hà Nội như Chùa Bộc, Thái Hà, Nguyễn Lương Bằng (quận Đống Đa), Hàng Ngang, Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm), Đội Cấn, Ngọc Hà (quận Ba Đình), Lò Đúc, Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng)… trước đây mặt bằng kinh doanh quý hơn vàng. Chỉ cần, chủ cửa hàng có cầu, cung “đắt như tôm tươi” và luôn kín lịch xếp hàng thuê. Song, hiện nay, băng rôn, áp phích cho thuê nhà, kèm theo nhiều ưu đãi chăng đỏ rực các tuyến phố này.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông MêKông

UBND tỉnh Quảng Trị ban hành kế hoạch lựa chọn nhà thầu các gói thầu tư vấn Dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông MêKông.

Theo đó, các gói thầu tư vấn cho Dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông MêKông lần này bao gồm: Tư vấn cập nhật thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình: Kè chống xói lở bờ sông Hiếu (TP. Đông Hà); Tư vấn khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu khả thi công trình: Cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương (TP. Đông Hà); Tư vấn giám sát khảo sát để lập báo cáo nghiên cứu khả thi công trình: Cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương (TP. Đông Hà); Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi công trình: Cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương (TP. Đông Hà).  

Kinh phí thực hiện các gói thầu nêu trên từ nguồn vốn đối ứng của Chính phủ. Thời gian thực hiện lựa chọn nhà thầu là trong quý III/2021. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị là đơn vị chịu trách nhiệm lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu). 

Xem thông tin chi tiết tại đây

10 năm tới, số khu công nghiệp tại Việt Nam sẽ gấp 1,5 lần hiện nay

Dự kiến đến năm 2030, diện tích đất khu công nghiệp của Việt Nam sẽ được quy hoạch tăng thêm 115.000ha, với khoảng 558 khu công nghiệp, gấp gần 1,5 lần so với số lượng hiện nay.

Theo dự thảo Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, tính đến cuối năm 2020, cả nước có 381 khu công nghiệp, khu chế xuất (gọi chung là khu công nghiệp) được thành lập với tổng diện tích quy hoạch 114.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng 90.800ha, chiếm 2,31% diện tích đất phi nông nghiệp, tăng 18.800ha so với năm 2010.

10 năm tới, số khu công nghiệp tại Việt Nam sẽ gấp 1,5 lần hiện nay
10 năm tới, số khu công nghiệp tại Việt Nam sẽ gấp 1,5 lần hiện nay. (Ảnh minh họa)

Đáng chú ý, trên toàn quốc, đất khu công nghiệp được chia thành 6 vùng.

Cụ thể, vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã thành lập 30 khu công nghiệp với diện tích 7.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng là 5.200ha, tăng 2.720ha so với năm 2010.

Vùng Đồng bằng sông Hồng đã thành lập 94 khu công nghiệp với diện tích 26.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng là 19.950ha, tăng 4.920ha so với năm 2010. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đã thành lập 68 khu công nghiệp với diện tích 22.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng là 17.100ha, tăng 7.240ha so với năm 2010.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Châu Á - Thái Bình dương: Giao dịch đầu tư BĐS tăng trưởng mạnh bất chấp Covid-19
Thị trường đầu tư bất động sản Châu Á - Thái Bình Dương vẫn đạt mức tăng trưởng mạnh về giá trị giao dịch lẫn nhu cầu giao dịch bất chấp dịch Covid-19 bao trùm.

Mặc dù đang trong bối cảnh ảnh hưởng chung bởi dịch Covid-19, nhưng theo nhiều đánh giá, thị trường Châu Á - Thái Bình Dương vẫn đảm bảo lượng giao dịch đầu tư bất động sản tăng mạnh.

Cụ thể, tại báo cáo mới nhất của CBRE về tiêu điểm thị trường bất động sản Châu Á - Thái Bình Dương cho thấy, hoạt động đầu tư bất động sản thương mại đã tăng trưởng đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2021.

Giá trị giao dịch đầu tư giai đoạn này ước tính đạt tới 68 tỷ USD, tương đương 63% tổng giá trị giao dịch của cả năm 2020. 

Đây là kết quả của việc triển khai sử dụng vốn tích cực từ các nhà đầu tư sau thời kỳ trầm lắng trong năm 2020, bao gồm các giao dịch mua từ các quỹ bất động sản, các đơn vị đầu tư tổ chức bao gồm quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, quỹ tài sản quốc gia và các quỹ REIT. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Xuống tiền mua đất sang tay lãi ngay nửa tỷ, cố đợi tăng giá lỗ 400 triệu

Mua đất vừa sang tay lãi nửa tỷ đồng, nhưng vợ chồng trẻ chưa bán đợi lời thêm. Ngờ đâu, hai vợ chồng mất trắng hơn 400 triệu đồng.

Vợ chồng chị Bình, anh Hà ở Nam Từ Liêm, Hà Nội cưới nhau năm 2016. Anh chị có một bé trai 5 tuổi và đã có nhà riêng.

Anh Hà là nhân viên kinh doanh với mức lương 15 triệu đồng/tháng. Sau khi cưới, anh chị mở cửa hàng tạp hóa bán tại nhà, mỗi tháng chị kiếm được khoảng 10 - 12 triệu đồng từ việc buôn bán này. Vợ chồng chị Bình quy định rõ, tiền sinh hoạt của gia đình sẽ chi tiêu từ tiền bán hàng của chị mỗi tháng. Lương của anh Hà được giữ lại để tích lũy dự phòng.

“Việc buôn bán cũng đều đều, tháng này bù tháng kia, trừ mọi chi phí mình thu được về khoảng 10 - 12 triệu tiền lời. Riêng tháng Tết thì cao hơn. Mọi chi tiêu, sinh hoạt của cả nhà gói gọn trong khoản này. Lương của chồng mình mua vàng tích lũy, chứ không gửi ngân hàng vì thấy lãi suất thấp. Hơn nữa, tích vàng mình cũng chủ động hơn, khi nào vàng lên thì thì mình bán ra, vàng xuống lại mua vào kiếm lời”, chị Bình kể.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top