Aa

Bất động sản 24h: Bất động sản nhà ở chưa hồi phục

Thứ Sáu, 07/02/2020 - 10:30

Bất động sản nhà ở chưa hồi phục; Vì sao đầu năm, dân đầu tư bất động sản "chuộng" săn đất?... là một số tin tức nổi bật 24 qua.

Bất động sản nhà ở chưa hồi phục

Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, thị trường bất động sản nhà ở vẫn chưa thể hồi phục bởi quy trình cấp phép chưa hoàn thiện sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nguồn cung mới trên thị trường.

Theo VNDIRECT, TP.HCM do không có dự án lớn (Vinhomes Grand Park) chào bán như trong quý III/2019, mà hiện chỉ có 5.073 căn được mở bán mới trong quý IV/2019 nên dẫn đến nguồn cung cả năm đạt 26.692 căn. Nguồn cung mới giảm làm doanh số căn bán giảm 28,7% trong quý IV và 3,9% trong cả năm 2019.

Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ quý IV vẫn ở mức cao 118%. Vì thế, VNDIRECT cho rằng viễn cảnh ảm đạm của thị trường TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục kéo dài trong nửa đầu năm 2020 trước khi cải thiện trong nửa cuối năm với việc triển khai các dự án lớn như Vinhomes Grand Park, Saigon Sport City, Akira, Zeit Geist.

Với những phân tích trên VNDIRECT cho biết, vẫn sẽ giữ nguyên quan điểm Trung tính cho ngành bất động sản nhà ở vì quy trình cấp phép vẫn chưa cải thiện và có thể ảnh hưởng đến nguồn cung mới trên thị trường trong năm tới.

Xem chi tiết tại đây

Giao dịch căn hộ ở Hà Nội và TP.HCM quý IV/2019

Vì sao đầu năm, dân đầu tư bất động sản "chuộng" săn đất?

Không phải ngẫu nhiên mà thời điểm sau Tết Nguyên đán, dân đầu tư bất động sản lại nhộn nhịp kiếm tìm những quỹ đất mới cho bộ sưu tập “hàng bán” của mình. Đâu là lý do khiến dân bất động sản có xu hướng săn hàng ở thời điểm hiện nay?

Thứ nhất, năm 2019, giai đoạn cuối năm, thị trường bất động sản đã có sự thanh khoản giảm nhiệt mạnh mẽ so với thời điểm đầu năm. Lượng hàng tồn của giai đoạn trước vẫn lớn. Sau Tết Nguyên đán, tâm lý trái chiều diễn ra trên thị trường, vừa xả hàng thanh khoản, vừa mua hàng để tìm kiếm cơ hội sinh lời. Thế nên, sau Tết Nguyên đán, thị trường bất động sản luôn diễn ra nhộn nhịp.

Thứ hai, đại dịch Corona đang đe dọa khiến nền kinh tế giảm sút. Vòng quay chu kỳ của khủng hoảng kinh tế thế giới cũng xuất hiện. Tất yếu, thị trường bất động sản sẽ chịu tác động tiêu cực từ bối cảnh chung.

Thứ ba, thông tin một số huyện như Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức (Hà Nội) sẽ chuẩn bị lên quận hay các vùng ven TP.HCM đang được săn đón vẫn tiếp tục là tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội sinh lời.

Xem chi tiết tại đây

"Điểm nóng" đầu tư mới trên thị trường bất động sản 2020

Tiếp tục xu hướng dịch chuyển dòng vốn đã diễn ra trong vài năm trở lại đây, năm 2020 thị trường bất động sản Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng được nhận định sẽ không còn là ưu tiên hàng đầu của nhà đầu tư. Thay vào đó, nhiều ông lớn địa ốc sẽ nhắm đến các thị trường mới làm địa điểm phát triển dự án. Đặc biệt là những địa phương có tiềm năng phát triển công nghiệp, du lịch, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng đến các thành phố lớn.

Đón nhận làn sóng đầu tư dồn dập đổ về, bức tranh thị trường BĐS tại nhiều địa phương dần trở nên sôi động trong suốt thời gian qua.

Tại khu vực phía Bắc, Quảng Ninh, nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội năng động là một trong lựa chọn hàng đầu của giới địa ốc khi tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Dữ liệu từ một sàn giao dịch bất động sản trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam cho thấy trong vòng 3 năm từ 2015 – 2018, lượng tin đăng giao dịch tại Quảng Ninh đã tăng tới 266%.

Theo sát Quảng Ninh, các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Lào Cai… cũng hứa hẹn là điểm sáng đầu tư mới khi thu hút dòng vốn lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng năm 2019, trong đó phần lớn dành cho lĩnh vực phát triển hạ tầng đô thị, du lịch nghỉ dưỡng với nhiều dự án trọng điểm được tập trung triển khai trong năm nay.

Xem chi tiết tại đây

Các thị trường BĐS mới tiếp tục là điểm đến thu hút đầu tư trong năm 2020

Dự án "đóng băng", Novaland gửi thư cầu cứu Chính phủ

Trong quá trình phát triển dự án, đặc biệt từ năm 2018 đến nay, các dự án bất động sản của nhiều chủ đầu tư đã gặp phải nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của thị trường bất động sản nói riêng và môi trường đầu tư nói chung.

Điển hình là việc triển khai phát triển Dự án Khu Dân cư Bình Khánh (diện tích 30,224ha tại P.Bình Khánh, Q.2, TP.HCM) do Công Ty TNHH Phát Triển Quốc Tế Thế Kỷ 21 - là công ty thành viên của Tập đoàn Novaland - làm Chủ đầu tư.

Trong quá trình rà soát chung của Thủ Thiêm, Q.2; Dự án này cũng như các dự án bất động sản khác bị rà soát kéo dài dẫn đến việc chậm triển khai và phát sinh nhiều hệ quả, đặc biệt là phát sinh chi phí vốn cho đầu tư, xây dựng…

Novaland cùng các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào dự án này khoảng gần 6.000 tỷ đồng. Tuy vậy, đến nay, Novaland và các bên liên quan vẫn chưa thể tiếp tục triển khai phát triển Dự án. Việc đình trệ này đã và đang ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh chung của Tập đoàn, ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó cũng ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chung của TP.HCM.

Xem chi tiết tại đây

Các công trình tự thân xanh vẫn được... nhưng khó

Đó là chia sẻ của bà Đỗ Ngọc Diệp – chuyên gia công trình xanh thuộc Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC).

Bà Diệp cho biết, thời điểm bà bắt đầu tham gia vào lĩnh vực phát triển công trình xanh ở Việt Nam, 10 chủ đầu tư thì có lẽ có tới 9 người không hiểu về CTX. Nhưng, thực sự họ đều lắng nghe mình, cho phép mình trình bày. Đa phần các chủ đầu tư quan tâm và muốn làm, bất kể khó khăn về thông tin hay chi phí. Bài toán của mình là luôn buộc bản thân sẵn sàng cho một câu trả lời: “Công trình xanh là gì?”, cũng có nhiều chủ đầu tư, họ đã sẵn định kiến trong đầu về CTX. Việc của mình là phá bỏ hàng rào định kiến đó.

Theo khảo sát của IFC, với bộ LOTUS, LEED, EDGE,… Việt Nam có khoảng 2,5 triệu m2 sàn được công nhận là CTX. Con số đó so với thị trường như thế nào? Năm 2018, Việt Nam có 14 triệu m2 sàn được xây mới. Đó là tính các sản phẩm bất động sản bán ra.

Các công trình tự thân nó xanh vẫn được nhưng khó. Bởi khi xây dựng trên một quy mô lớn thì các tiêu chí xanh phải được đưa vào rất khoa học.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top