Bất động sản ven đô cần “đủ xa, đủ lớn”
Thị trường nhà ở cả hai miền Nam - Bắc đang bước vào giai đoạn mới khi nguồn cung chủ yếu đến từ các đại dự án của chủ đầu tư lớn. Thống kê từ JLL Việt Nam cho thấy, trong quý III/2022, thị trường TP.HCM có thêm 6.525 căn hộ mới, tăng 133,6% so với quý liền trước, chủ yếu đến từ giai đoạn tiếp theo của dự án Vinhomes Grand Park. Nguồn cung bùng nổ cũng khiến thanh khoản tăng cao, đạt 4.793 căn, tăng 36,8% so với quý II/2022.
Với phân khúc nhà liền thổ, tại TP.HCM và khu vực lân cận, xu hướng gia tăng nguồn cung cũng ngày càng rõ rệt, trong đó Long An mang trách nhiệm gánh cung nhà ở cho TP.HCM khi có đóng góp đáng kể, đưa tổng nguồn cung phân khúc này lên 7.725 căn, chủ yếu từ 3 dự án Aquaria 2, T&T Millennia City và Elite Life.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chuyên gia Savills: “Sẽ xuất hiện đợt sàng lọc mạnh với nhà đầu tư tâm lý yếu“
Theo các chuyên gia bất động sản, cả chủ đầu tư lẫn người mua nhà đều chung tâm trạng lo lắng lớn nhất là khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Nguồn vốn đầu tư của thị trường bị siết chặt khiến cho nhiều doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư nên nguồn cung mới giảm sút; đồng thời lãi suất tăng khiến nhà đầu tư vẫn còn dè chừng e ngại trong việc xuống tiền.
Vậy nên, nhiều chủ đầu tư đã và đang phải thực hiện các chính sách bán hàng linh hoạt, như: Chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết vay, mua lại... để dễ bán hàng hơn trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.
Theo khảo sát, nguồn cung mới trên thị trường có xu hướng giảm mạnh, chỉ tính riêng trong quý III/2022 chỉ có thêm khoảng 11.700 sản phẩm gia nhập thị trường, nhưng tới 66% là hàng tồn kho, nguồn cung mới giảm đến 51% so với quý trước; lượng giao dịch và tỷ lệ hấp thụ cũng giảm tới 54%, thấp nhất kể từ năm 2019.
Đáng chú ý, sản phẩm nhà ở trung, cao cấp có mức giá quá cao so với khả năng tài chính của những người có nhu cầu ở thực. Reatimes đã có cuộc trò chuyện cùng bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn và nghiên cứu Savills Hà Nội để đưa ra đánh giá về triển vọng của thị trường bất động sản quý IV/2022 và bước sang đầu năm 2023.
Xem thông tin chi tiết tại đây
PGS. TS. Lương Đức Long: “Không để ngành sản xuất VLXD lỡ nhịp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”
Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường xây dựng và nhà ở đô thị theo hướng phát triển xanh, bền vững, Hội thảo “Ngành vật liệu xây dựng Việt Nam với kinh tế tuần hoàn, hướng đến mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050” do Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam tổ chức mới đây đã đưa ra được nhiều đề tài thiết thực, phong phú, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu và liên tục sản xuất các sản phẩm mới với công nghệ cao.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam nhận định ngành VLXD đang đứng trước những khó khăn chưa từng có khi giá thành tăng quá cao đương lúc nguồn cung còn hạn chế.
Theo đó, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc lập mới quy hoạch khoáng sản làm VLXD thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng cần chú trọng đầu tư công nghệ, chuyển đổi mô hình sản xuất, phát triển theo xu hướng kinh tế tuần hoàn để vừa giảm tiêu hao năng lượng, vừa bảo vệ môi trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường hiện nay đang ở giai đoạn nào của một chu kỳ bất động sản?
Trong báo cáo triển vọng về thị trường đầu tư bất động sản Việt Nam, bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam chia sẻ, bất động sản thường trải qua 4 giai đoạn trước khi hình thành một chu kỳ mới. Các giai đoạn có thể được mô tả như sau: Phục hồi, tăng trưởng, sốt nóng và suy thoái.
"Dường như Việt Nam những năm qua đã có sự tăng trưởng sốt nóng và đang có dấu hiệu chậm lại. Nhưng cũng có thể nói rằng thị trường bất động sản đang có sự thanh lọc mạnh mẽ theo hướng phát triển bền vững và lành mạnh hơn", bà Trang Bùi nêu.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chỉ số giá bất động sản tại Hà Nội và TP. HCM những tháng cuối năm diễn biến ra sao?
Ở góc độ phát triển dự án, mặc dù chỉ số giá nhân công xây dựng công trình tại TP.HCM không có biến động nhưng chỉ số giá xây dựng công trình và giá vật liệu xây dựng liên tục duy trì đà tăng từ quý III/2021 cho đến nay.
Chỉ số giá nhà ở tại TP.HCM là 130 điểm và tăng 1 điểm theo quý. Sự gia tăng này đến từ việc giá sản phẩm hạng B tại quận 9 tăng 13% theo quý và Nhà Bè tăng 5% theo quý.
Trong quý III/2022, tỷ lệ hấp thụ đạt 15% giảm -54 điểm phần trăm theo quý nhưng tăng 1 điểm phần trăm theo năm. Sự sụt giảm đáng kể này đến từ việc giá bán sơ cấp tăng cao, niềm tin của người mua nhà giảm bởi việc lãi suất tăng và kiểm soát tín dụng chặt chẽ. Nguồn cung nhà ở hạng B chiếm 54% nguồn cung sơ cấp, với giá cao nhất là 10 tỷ đồng/căn. Dòng sản phẩm hạng A chiếm 23% nguồn cung sơ cấp với mức giá lên tới 30 tỷ đồng/căn.