Aa

Bất động sản 24h: Bất ngờ với "đại dịch", dân buôn nhà làm điều từng mơ ước

Thứ Sáu, 24/04/2020 - 10:30

Bất ngờ với 'đại dịch', dân buôn nhà làm điều từng mơ ước; Nhà phố du lịch: “Gà đẻ trứng vàng” chưa được danh chính ngôn thuận... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Bất ngờ với "đại dịch", dân buôn nhà làm điều từng mơ ước

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cũng đang dần thay đổi phương thức mua bán và quản lý bất động sản. Đặc biệt, cú sốc Covid-19 đã thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực bất động sản nhanh hơn với điều kiện bình thường.

Theo đó, công nghệ sẽ được vận dụng vào các quá trình tư vấn phát triển dự án, bằng cách sử dụng nền tảng platform liên quan đến việc thu thập dữ liệu và thông tin, tiếp thị (công nghệ thực tế ảo 6D, 3D), giúp người mua có cái nhìn trực quan, chính xác giống như đang có mặt tại dự án.

Ứng dụng ra đời nhằm giải quyết những những điều mà thị trường Việt Nam còn thiếu. Sản phẩm được phản ánh gần như chính xác từ xa, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo, nguồn nhân lực, khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định mà không cần thông qua phương pháp thủ công truyền thống.

Thông tin đa chiều, minh bạch, thậm chí mua, bán các sản phẩm bất động sản chỉ bằng vài cú click chuột. Việc sử dụng công nghệ giúp giảm chi phí nhân công, chi phí vận hành, từ đó có thể giảm giá thành, đem lại giá trị thật tới khách hàng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Có hay không một cuộc chạy đua xin dự án khi Bắc Ninh lên TP trực thuộc TW?

Theo Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị Bắc Ninh đạt tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc TW, làm tiền đề để xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc TW vào năm 2022; xây dựng và phát triển đô thị Bắc Ninh trở thành đô thị văn hóa - sinh thái - tri thức, theo mô hình đô thị thông minh. Đặc biệt, phấn đấu đưa Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của vùng kinh tế Bắc Bộ và trở thành đô thị thông minh, đô thị lớn trong vùng Thủ đô Hà Nội.

Chính cuộc chạy đà lên thành phố trực thuộc TW đã khiến giá trị đất đai của địa phương này tăng lên, nhà đầu tư nhìn thấy rõ nhất chênh lệch địa tô từ việc ăn theo hạ tầng, chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị. Những cuộc thâu tóm đất đai xuất hiện, nổi bật nhất thông qua hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).

Dù là địa phương có diện tích hành chính nhỏ nhất nước nhưng Bắc Ninh lại rất tích cực triển khai các dự án đầu tư theo hình thức “đổi đất lấy hạ tầng”. Thậm chí, không quá lời nếu đánh giá rằng đây là tỉnh thành có nhiều dự án BT bậc nhất Việt Nam. Số lượng và quy mô các dự án BT ở Bắc Ninh liên tục được mở rộng qua các năm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhà phố du lịch: “Gà đẻ trứng vàng” chưa được danh chính ngôn thuận

Nhà phố du lịch được xem là một trong những loại hình tiềm năng sinh lời hấp dẫn cho các nhà đầu tư, tuy nhiên, trong các văn pháp luật dường như lại đang "lãng quên" loại hình này.

Nhà phố du lịch (shoptel) được xem là điểm đến tiếp theo hút đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Các chuyên gia nhận định đây là bước phát triển cao hơn của shophouse, khi kết hợp hình thức kinh doanh khách sạn với nhà hàng, quán cà phê, bar, spa, cửa hàng tiện lợi… Có thể hình dung shoptel là nhà phố nhiều tầng. Trong đó tầng 1 - 2 là cửa hàng kinh doanh, dịch vụ, nhà hàng… Các tầng còn lại chia thành tổ hợp phòng khách sạn mini.

Nếu shophouse đặt ở mặt đường thì shoptel thường đặt ở khu phố đi bộ, phố chính, phố trung tâm đắc địa nhất của các khu du lịch biển để xây dựng. Đây là những nơi tập trung nhiều du khách ưa sôi động, thích khám phá.

Hơn nữa, không thể phủ nhận, sự tăng trưởng vượt trội của du lịch Việt Nam với doanh thu ngoại tệ khủng là đòn bẩy tăng giá cho các loại hình bất động sản mới tại các thành phố du lịch.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thanh khoản TTCK giảm, cổ phiếu bất động sản phân hóa mạnh

Sau pha đảo chiều ở phiên chiều hôm qua, thị trường chứng khoán trong phiên 23/4 tiếp tục đi theo chiều hướng tích cực với sự bứt phá của nhiều cổ phiếu trụ cột. Có thời điểm, tất cả các cổ phiếu trong nhóm VN30 đều tăng giá với một số mã tăng đến trên 3%, VN-Index tăng đến gần 16 điểm.

Các cổ phiếu có ảnh hưởng lớn nhất lên VN-Index phiên 23/4. Nguồn: VDSC.

Tuy nhiên, áp lực rung lắc cũng chưa biến mất và nhanh chóng xuất hiện trở lại khiến hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn đảo chiều, bên cạnh đó, đà tăng của một số cổ phiếu trụ cột cũng bị thu hẹp lại đáng kể. Sự phân hóa là diễn biến chủ đạo của thị trường chứng khoán ở phiên chiều. Trong đó, các cổ phiếu như HSG, HPG, SAB, VGC, PVS, GAS… là nhóm giúp duy trì sắc xanh của các chỉ số . Trong đó, HSG được kéo lên mức giá trần với dư mua giá trần đến 9,6 triệu cổ phiếu. HPG tăng 3,8% lên 21.600 đồng/cp.

Tại nhóm cổ phiếu bất động sản, cả “ông lớn” VIC, VHM và VRE đều giao dịch tích cực, trong đó, VIC tăng 0,5% lên 93.000 đồng/cp, VHM tăng 1,8% lên 66.600 đồng/cp và khớp lệnh 1 triệu cổ phiếu, VRE tăng 2,3% lên 24.100 đồng/cp và khớp lệnh 3 triệu cổ phiếu. VHM là cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index theo chiều tích cực khi góp 1,14 điểm. VIC và VRE góp lần lượt 0,48 điểm và 0,37 điểm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường mặt bằng cho thuê ở Hà Nội ảm đạm

Dưới tác động của dịch Covid-19, ngay cả những khu vực trung tâm sầm uất nhất và những trung tâm thương mại vốn luôn đông đúc cũng trở nên vắng vẻ và phải đóng cửa tạm thời.

Trong buổi hội thảo về thị trường bán lẻ tại Hà Nội của Savills Việt Nam mới đây, các chuyên gia nhận định đây là những ngày trầm lắng không thể nào quên của ngành bán lẻ.

Kể từ sau Tết Nguyên Đán, thị trường bán lẻ Hà Nội đã chứng kiến một sự trầm lắng kéo dài từ đầu tháng 2 cho đến nay dưới tác động của dịch bệnh với lượng tiêu dùng dành cho các hoạt động vui chơi, giải trí hoặc khu dịch vụ ăn uống tập trung đông người đã giảm.

Tuy nhiên, tâm lý của cả nhà bán lẻ và chủ mặt bằng cho thuê đều ở mức lạc quan với hy vọng dịch bệnh sẽ sớm kết thúc. Đây vẫn được xem là giai đoạn sơ khởi nên các chủ nhà chưa nhìn nhận được mức độ nguy hại của dịch ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và ngành bán lẻ nói riêng. Do vậy, các chủ nhà vẫn rất kiên nhẫn và có niềm tin để chờ giai đoạn dịch qua đi và hi vọng giá trị thuê nhà sẽ được giữ vững.

Hàng loạt ngôi nhà trên các tuyến phố sầm uất như Xã Đàn, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa), Hàng Ngang, Hàng Đào (Hoàn Kiếm)... đang gắn biển tìm khách thuê nhà. Thậm chí, trên tin rao, chủ nhà cũng cho biết chấp nhận thương lượng giảm giá cho khách trong mùa dịch. Theo Batdongsan.com.vn, giá thuê nhà phố Hà Nội giảm trung bình 6% so với quý trước.

Xem thông tin chi tiết tại đây


Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top