Aa

Bất động sản 24h: Bất động sản “lãi trên giấy” vì khó thanh khoản

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Hai, 25/07/2022 - 10:30

Bất động sản “lãi trên giấy” vì khó thanh khoản; Thị trường nhà đất sau “bão”: Minh bạch là nhiệm vụ cấp bách... là những tin tức bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Bất động sản “lãi trên giấy” vì khó thanh khoản

Sau động thái siết phân lô bán nền, siết tín dụng... thị trường bất động sản bắt đầu chững lại, tình trạng “lãi trên giấy” cũng xuất hiện trở lại khi giá chào bán tăng cao nhưng khó thanh khoản.

Theo báo cáo của Batdongsan.com.vn, nhu cầu tìm kiếm giá của hầu hết các phân khúc bất động sản đều tăng trong quý I, đặc biệt giá đất nền tăng 3 - 5 lần so với thời gian trước.

Tuy nhiên, một số nơi xuất hiện tình trạng "lãi trên giấy", tức là giá chào bán tăng cao, nhưng lại khó tìm người mua, gây áp lực lên các nhà đầu tư. Trong báo cáo quý I/2022 của DKRA, tính cả địa bàn TP.HCM và các tỉnh giáp ranh, chưa đến 2.600 căn hộ được tiêu thụ. 

Ông Vinh - một nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp cho biết, sau một thời gian tăng nóng 30 - 50%, có vẻ nhà đầu tư đã "lãi đậm", nhưng tình hình giao dịch tại một số nơi lại đang có dấu hiệu chững lại, khó tìm người mua. Đó là một số khu vực ngoại thành Hà Nội, hoặc một số tỉnh sốt nóng hồi đầu năm ngoái.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Vì sao giao dịch vẫn thiết lập khi giá nhà ở không ngừng biến động?

Nhà ở tại thị trường Hà Nội đang liên tục thiết lập mặt bằng giá mới trong khoảng thời gian dài, tuy nhiên thị trường vẫn ghi nhận giao dịch. Vậy lượng giao dịch này đến từ đâu, nhu cầu đầu tư hay mua ở thật?

Giá nhà ở thị trường Hà Nội vẫn liên tục tăng trong thời gian dài. 

Thị trường nhà ở tại Hà Nội đang liên tục kéo dài đà tăng trưởng về giá trong khoảng thời gian dài. Thống kê của Savills Việt Nam chỉ ra, đối với các sản phẩm căn hộ bán, mức giá sơ cấp đã ghi nhận xu hướng tăng từ quý I/2019, trong đó phân khúc hạng B tăng mạnh nhất trong 5 năm qua. Đà tăng trưởng này tiếp tục được thể hiện ở phân khúc nhà thấp tầng (biệt thự, nhà phố, nhà liền kề) kể từ quý III/2021. Trong khi đó, năm 2022 không ghi nhận sự cải thiện về nguồn cung sơ cấp. Số lượng sản phẩm mới trong quý I của cả 2 phân khúc đều giảm lần lượt 29% và 15% so với cùng kỳ năm trước. 

Chia sẻ về mức giá này, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội lưu ý, nhà đầu tư cần hiểu rõ bản chất đằng sau xu hướng leo thang này trước khi tham gia hoạt động đầu tư. 

Thứ nhất, các loại hình bất động sản nhà ở vẫn luôn được đánh giá là một kênh đầu tư có tiềm năng sinh lời tốt. Nhu cầu trú ẩn dòng tiền tại các sản phẩm này cũng đang gia tăng, nhờ vào lượng tiền nhàn rỗi lớn, đặc biệt từ thị trường chứng khoán. Bởi vậy, trong bối cảnh số lượng kênh đầu tư hấp dẫn còn hạn chế, bất động sản nhà ở nổi lên như một phương án đầu tư hợp lý và tương đối an toàn trên thị trường. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ngành thép: Hấp dẫn cho dài hạn nhưng rủi ro vẫn hiện hữu trong ngắn hạn

Đà tăng của cổ phiếu thép được nhìn nhận có thể bị giới hạn trong giao dịch ngắn hạn, khi định giá chịu áp lực lớn từ lợi nhuận thấp và khả năng giá thép biến động trong những quý tới.

Báo cáo cập nhật ngành thép công bố bởi SSI Research nhìn nhận: Định giá cổ phiếu ngành thép hấp dẫn cho dài hạn, nhưng trong ngắn hạn, rủi ro vẫn hiện hữu.

Theo nhóm nghiên cứu, cho đến nay, giá cổ phiếu thép đã phản ánh được khá rõ quá trình tạo đỉnh và điều chỉnh của giá thép. "Với mức định giá hiện tại, chúng tôi cho rằng rủi ro giảm giá không còn lớn như giai đoạn trước, đặc biệt là đối với nhà đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, đà tăng cũng có thể bị giới hạn trong giao dịch ngắn hạn, khi định giá chịu áp lực lớn từ lợi nhuận thấp và khả năng giá thép biến động trong những quý tới", báo cáo nêu.

Sau khi tăng 15% trong quý I do nhu cầu bị dồn nén, sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm trong nước (bao gồm thép xây dựng, tôn mạ và thép ống) trong tháng 4 và tháng 5 đã giảm khoảng 32% so với cùng kỳ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Dấu ấn bản địa trong kiến trúc công trình ven biển và đô thị ven biển

Tính bản địa của mỗi vùng miền, là yêu cầu rất cần thiết cho các ngôi nhà ở nơi chốn đó. Những ưu thế và những khác biệt chính là sắc thái biển, là hồn nơi chốn của kiến trúc.

Ở Việt Nam có tới 28 trên 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo. Đây là những đơn vị hành chính đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. 

Có thể có rất nhiều ấn tượng về kiến trúc ven biển của một địa phương, một thành phố tùy thuộc vào những góc nhìn khác nhau đối với khung cảnh của những công trình kiến trúc đó. (Ảnh sưu tầm)

Về hình thể, nước Việt Nam có hình chữ S, có đường bờ biển dài 3.260km và trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ với những bờ cát trắng mịn, vịnh biển hoang sơ, những hòn đảo nhiệt đới quanh năm xanh tốt, với biết bao những thảm san hô kỳ ảo, và có nhiều loài hải sản quý có giá trị mang đậm bản sắc của từng vùng miền, cùng nhiều danh thắng di sản du lịch thế giới. Việt Nam cũng là một trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới như Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang. Bên cạnh đó, nhiều địa danh vùng đất ven biển có các khu dự trữ sinh quyển, nhiều vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và đặc biệt có khá nhiều các khu di tích văn hóa lịch sử, gắn liền với các lễ hội dân gian của cư dân miền biển, các tín ngưỡng, phong tục tập quán liên quan đến biển... Tất cả những nguồn tiềm năng này đều là cơ hội, là động lực để hướng tới một nền kinh tế biển phát triển, có sức hút to lớn về du lịch. 

Trong những năm vừa qua, vì nhiều lý do, hoạt động du lịch biển đảo ở nước ta cũng còn nhiều bất cập, kết quả đạt được còn quá nhỏ bé so với tiềm năng về biển đảo như đã nói ở trên của nước ta. Tháng 12/2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt đề án “Nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam”. Mục tiêu đặt ra góp phần tăng trưởng lượng khách du lịch đến năm 2025, đón được 30 - 32 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trên 130 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 45 tỷ USD. Trong đó du lịch biển luôn là phân khúc nóng và trọng điểm (chiếm tới 70%) trong hoạt động phát triển du lịch nói chung. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường nhà đất sau “bão”: Minh bạch là nhiệm vụ cấp bách

Những cơn “sốt đất” đã hạ nhiệt, tuy vậy với mức tăng chóng mặt và tạo ra các mặt bằng giá mới thời gian qua khiến cho những người có nhu cầu ở thực vẫn gặp khó. Chính vì thế các cơ quan quản lý Nhà nước cần triển khai các biện pháp để ổn định, minh bạch thị trường.

Ngay trong Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương 5 khóa XIII cũng đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới như: Đầu cơ đất sẽ phải chịu thuế cao; hạn chế giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá; bắt buộc giao dịch qua các sàn giao dịch, thanh toán qua ngân hàng để bảo đảm công khai, minh bạch…

Theo đánh giá của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản hiện nay đang còn nhiều bất cập tồn tại. Đầu tiên là hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản bất cập, chồng chéo. Cơ cấu sản phẩm không cân đối với rất ít sản phẩm dành cho đa số người dân có thu nhập trung bình, người thu nhập thấp và công nhân các khu công nghiệp. Giá bất động sản tăng cao so với thu nhập của người dân.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top