Aa

Bất động sản 24h: Bộ TNMT nói gì về kết quả kiểm kê đất đai sau hơn 1 năm đo đạc?

Thứ Ba, 08/06/2021 - 10:30

Kiểm kê đất đai năm 2019: Sau hơn 1 năm đo đạc, Bộ TN-MT nói gì? Hết sốt đất không có nghĩa thị trường sẽ “nguội lạnh”... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Kiểm kê đất đai năm 2019: Sau hơn 1 năm đo đạc, Bộ TN-MT nói gì?

Sau hơn nửa năm chậm trễ với ít nhất 2 lần xin gia hạn thời gian thực hiện “báo cáo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019” theo tinh thần Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện kiểm kê đất đai của 63 tỉnh, thành phố.

Kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 sẽ là cơ sở để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cấp trong 5 năm qua và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp giai đoạn 2021-2030 và là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

kiểm kê đất đai
Kết quả kiểm kê được tổng hợp bằng phần mềm TK- online. (Ảnh minh hoạ: Hùng Võ/Vietnam+)

Với tầm quan trọng đó, ngày 2/6/2021, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 3676/VPCP-NN truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của số liệu kiểm kê và công bố kết quả kiểm kê đất đai 5 năm theo đúng quy định của pháp luật.

Xung quanh nội dung nêu trên, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Hải - Cục trưởng Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai, Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) về kết quả báo cáo sau gần 1 năm rưỡi triển khai thực hiện.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bỏ phố về quê săn đất, nhà đầu tư thu lãi tiền tỷ mỗi năm

Nhiều năm trở lại đây, với tốc độ đô thị hoá nhanh, quỹ đất thuộc khu vực trung tâm Hà Nội đang dần cạn kiệt, khiến nguồn cung bất động sản ngày càng trở nên khan hiếm. Bên cạnh đó, giá đất Hà Nội ngày càng tăng cao không còn phù hợp với đối tượng đầu tư nhỏ lẻ có nguồn vốn mỏng. Nhiều người đã có xu hướng chuyển dịch về các vùng nông thôn tìm cơ hội đầu tư mới từ đất. Bởi giá đất tại khu vực nông thôn vẫn tương đối rẻ, với số vốn nhỏ họ vẫn dễ dàng sở hữu một mảnh đất với diện tích rộng gần trục đường lớn.

Các nhà đầu tư xuất hiện tại nông thôn đã làm cho đất đai làng trên xóm dưới trở nên nhộn nhịp. Nhờ việc chớp thời cơ nhanh chóng, phán đoán và đánh giá khả năng tăng giá của các quỹ đất nằm ở vị trí đắc địa, không ít người dân Hà Nội kiếm tiền tỷ nhờ đầu tư đất ở quê.

Theo số liệu từ Batdongsan.com.vn, một số khu vực vệ tinh trung tâm thành phố lớn và các tỉnh thành lân cận cũng có tỷ lệ quan tâm của nhà đầu tư đến bất động sản và giá bất động sản tăng mạnh trong quý I/2021.

Thực tế xu hướng đầu tư đất ở vùng quê đã có từ nhiều năm trước, không ít nhà đầu tư đã đi trước đón đầu bằng cách chuyển dịch dòng vốn của mình. Đơn cử như anh Tiến Anh, quê Ý Yên, Nam Định, hiện đang sinh sống tại Hà Nội chia sẻ, năm 2016, anh đấu giá thành công mảnh đất rộng gần 100m2, với mức giá 700 triệu đồng. Mảnh đất 2 mặt tiền trong khu đô thị mới thuộc thị trấn của huyện Ý Yên nên gia đình anh rất ưng ý.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đầu tư cổ phiếu bất động sản nào trong bối cảnh giá nhà đất tăng trên diện rộng?

Nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM trong quý I/2021 giảm mạnh 52,9% so với cùng kỳ xuống còn 1.709 căn; dẫn đến lượng căn hộ tiêu thụ giảm 30,9% so với cùng kỳ (2.624 căn). VNDirect quan sát thấy đây là quý thứ 5 liên tiếp TP.HCM không có nguồn cung mới ở phân khúc bình dân. Tỷ lệ hấp thụ vụt lên 153,5% trong quý I/2021, tăng 77,0 điểm % so với quý trước, cho thấy nhu cầu nhà ở vẫn đang ở mức cao. Giá trung bình căn hộ sơ cấp quý 1/21 tăng 2,9% so với quý trước, tăng 14,6% so với cùng kỳ đạt 2.219 USD/m2.

Lượng căn hộ tiêu thụ tại Hà Nội phục hồi mạnh mẽ trong quý I/2021 tăng 169,7% so với cùng kỳ lên 4.152 căn, nhờ nguồn cung mới tăng đáng kể 93,7% so với cùng kỳ (4.421 căn). Phân khúc trung cấp tiếp tục thống lĩnh thị trường với số căn mới tăng 447,7% so với cùng kỳ lên 3.527 căn, chiếm 79,8% nguồn cung mới. Tỷ lệ hấp thụ vẫn duy trì ở mức tích cực 93,9% (giảm 3,4 điểm % so với quý trước). Giá trung bình căn hộ sơ cấp tăng 3,5% so với quý trước và tăng 7,0% so với cùng kỳ lên 1.461 USD/m2.

Trong quý I/2021, nguồn cung mới nhà xây sẵn tại TP.HCM giảm 51% so với cùng kỳ xuống chỉ 170 căn, kéo lượng giao dịch giảm 75,2% so với cùng kỳ. Ngược lại, nguồn cung mới tại Hà Nội phục hồi ấn tượng (tăng 714,5% so với cùng kỳ đạt 393 căn) và số lượng giao dịch tăng 106,0% so với cùng kỳ lên khoảng 300 căn. Do tình trạng thiếu hụt nguồn cung mới, giá sơ cấp tăng 4,0 - 7,0% so với cùng kỳ tại TP.HCM trong khi Hà Nội ghi nhận mức giá bán trung bình cao nhất trong 4 năm qua lên tới 5.628 USD/m2.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hết sốt đất không có nghĩa thị trường sẽ “nguội lạnh”

Hiện nay, tại Việt Nam có thể thống kê được 5 kênh (lớp tài sản) đầu tư chính mà người Việt hay rót tiền vào nhất gồm: Bất động sản, chứng khoán, tiết kiệm, trái phiếu và vàng. Nhà đầu tư tìm đến các kênh đầu tư tài chính hiệu quả với nhiều mục đích khác nhau như nâng cao chất lượng cuộc sống, mong muốn về hưu sớm, tích trữ của cải, chống mất giá của đồng tiền do lạm phát... nhưng tất cả đều có chung mục tiêu là gia tăng lợi nhuận nhiều nhất có thể.

ất động sản không chỉ là kênh đầu tư mà còn là một mặt hàng có nhu cầu thực tương đối lớn
ất động sản không chỉ là kênh đầu tư mà còn là một mặt hàng có nhu cầu thực tương đối lớn

Trong đó, bất động sản là một kênh đầu tư mang đến nhiều lợi nhuận hấp dẫn cho người tham gia. Với sự phát triển theo hướng đô thị hóa mạnh mẽ ở Việt Nam, nhu cầu nhà ở cao…, kênh đầu tư này được xem là món hời dài hạn.

Bởi vậy, sau khi sốt đất qua đi, thị trường vẫn duy trì lượng quan tâm và giá trị ổn định, đợi chờ những cơ hội tăng mới. Theo báo cáo thị trường của các đơn vị nghiên cứu, nhữngcơn sốt của năm 2020 đã hạ nhiệt, hầu hết các điểm nóng bất động sản đã được chính quyền kiểm soát. Từ giai đoạn đó đến nay, thị trường đã cắt sốt và giảm giá trở lại .

Tuy nhiên, bước sang quý I/2021, Batdongsan.com.vn ghi nhận mức độ quan tâm tăng mạnh ở loại hình đất nền, đất nền dự án. Một số khu vực ghi nhận mức tăng mạnh cả về giá bán và mức quan tâm so với quý trước như: Ba Vì - Hà Nội (mức độ quan tâm tăng 33%, giá rao bán tăng 76%), Thái Nguyên (mức độ quan tâm tăng 50%, giá rao bán tăng 15%), Bắc Ninh (mức độ quan tâm tăng 37%, giá rao bán tăng 10%), Hưng Yên (mức độ quan tâm tăng 32%, giá rao bán tăng 26%), Hòa Bình (mức độ quan tâm tăng 35%, giá rao bán tăng 102%)…

Xem thông tin chi tiết tại đây

Khánh Hòa chi 16 tỷ để xác định lại giá đất của 351 dự án

Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Khánh Hòa vừa ra thông báo về việc đăng ký tham gia thẩm định giá đất trên địa bàn tỉnh.  

Số dự án cần thẩm định cụ thể lại giá đất là 351 dự án với tổng diện tích hơn 3.633ha. Trong đó, có 306 trường hợp, dự án phải xác định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của dân và 2 trường hợp xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất.

Trong đó, Nha Trang có 124 dự án chiếm hơn 1.081 ha, TP. Cam Ranh 22 dự án chiếm hơn 101 ha, huyện Cam Lâm 48 dự án chiếm hơn 1.00 ha,thị xã Ninh Hòa 25 dự án chiếm hơn 146 ha…

Ngoài ra, cũng phải xác định lại giá đất cụ thể để thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của 43 dự án Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa có quyết định cho các doanh nghiệp thuê đất, giao đất làm dự án kinh doanh, đổi đất làm các dự án BT (xây dựng - chuyển giao) từ các năm 2013 đến nay với tổng diện tích hơn 1.283ha. Số dự án này tập trung tại thành phố Nha Trang và bắc bán đảo Cam Ranh. Các dự án nêu trên chủ yếu kinh doanh bất động sản, khu đô thị, du lịch. Trong đó có không ít dự án đã phân lô, bán đất thu tiền từ lâu. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top