Cẩn trọng đầu tư lướt sóng
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Lộc Hạnh – Tổng Giám đốc Công ty BĐS Ngọc châu Á cho rằng, nhà đầu tư không nên có tư tưởng lướt sóng, đầu tư bằng vốn nhàn rỗi, phải dự trữ một khoản tài chính dự phòng cho trường hợp xấu xảy ra.
"Nhà đầu tư cần lưu ý, thứ nhất, tổng mức đầu tư không nên vượt quá 2 tỷ đồng, dưới 1 tỷ đồng sẽ là vùng giá an toàn và dễ thanh khoản cho các BĐS nghỉ dưỡng vùng ven. Thứ hai, nên quan tâm đến tiềm năng phát triển về kinh tế và hạ tầng của khu vực như đường cao tốc, cảng biển, hàng không...
Thứ ba, chọn lựa kỹ trong yếu tố pháp lý trước khi xuống tiền để tránh ngậm trái đắng. Thứ tư, không nên có tư tưởng lướt sóng và phải dự trữ một khoản tài chính dự phòng cho trường hợp xấu xảy ra, tránh bị động và sử dụng vốn vay quá nhiều", ông Nguyễn Lộc Hạnh chia sẻ.
“Kiến trúc 4.0” hay kiến trúc thông minh: Khi tính linh hoạt trở thành một giá trị mới của chung cư đô thị
Cùng với sự tiến triển các cuộc cách mạng công nghiệp của nhân loại, kiến trúc là một trong những lĩnh vực thể hiện rõ hệ quả của quá trình này do đây là lĩnh vực kiến tạo không gian, đáp ứng kịp thời những thay đổi và cập nhật nhu cầu của con người theo thời gian và sự phát triển xã hội. Chung cư được xem là một sản phẩm nhà ở mới xuất hiện kể từ khi các cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ và tác động mạnh mẽ vào lĩnh vực nhà ở đô thị.
Chính vì vậy, bước sang thời kỳ Công nghiệp 4.0, chung cư cũng cần có những thay đổi trong các quan điểm kiến tạo lẫn việc vận hành kiến trúc, cũng như trong các yếu tố vật chất lẫn tinh thần sử dụng không gian. Khái niệm “chung cư linh hoạt” đang được nhắc nhiều hơn gần đây bởi sự hỗ trợ của các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vật liệu xây dựng, giúp con người có thể tạo ra nhiều hình thái không gian khác nhau đáp ứng những nhu cầu khác nhau theo từng giai đoạn khác nhau của đời người.
Thuật ngữ “chung cư linh hoạt” thường được biết đến trong một khái niệm lớn hơn là “nhà ở linh hoạt”, được định nghĩa là nhà ở được thiết kế để người sử dụng có thể tùy biến theo nhu cầu cả về chức năng xã hội và xây dựng, hoặc được thiết kế để có thể thay đổi trong suốt vòng đời.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản nghỉ dưỡng là miền đất hứa khi kinh tế phục hồi
Truyền thông quốc tế đã đề cao Việt Nam trong khống chế dịch bệnh Covid-19 và bắt đầu trở lại nếp sống yên bình, yếu tố này giúp Việt Nam trở thành địa chỉ tin cậy đối với giới đầu tư, tạo thuận lợi cho quá trình khôi phục sản xuất sau đại dịch. Từ đó, ngành du lịch và đầu tư bất động sản du lịch có cơ hội tăng trưởng mạnh.
Ngay đầu tháng 6/2020, những dự án bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu chiến dịch quảng bá và mở bán. Có thể kể đến hàng loạt dự án ở Quảng Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết… Theo khảo sát của Savills Việt Nam, hiện có 493 cơ sở lưu trú, tương đương 78% đã mở cửa đón khách. Trong đó, đa phần là các khách sạn và khu nghỉ dưỡng đã cung cấp đầy đủ tiện ích đi kèm.
Cùng chính sách kích cầu du lịch, nhiều chính sách pháp lý quan trọng được Chính phủ ban hành cũng đang tạo lực đẩy để thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sớm hồi phục và lấy lại đà tăng trưởng.
Ngay đầu năm 2020, một số văn bản, nghị định đã được ban hành góp phần “gỡ rối” nhiều vấn đề pháp lý đang tồn tại của thị trường bất động sản. Trong đó phải kể đến Nghị định 25/2020/NĐ-CP đã làm rõ việc giao đất cho nhà đầu tư trúng đầu thầu sẽ được triển khai ngay sau khi hoàn thành bồi thường, hỗ trợ tái định cư khu đất thực hiện dự án (áp dụng tương tự thủ tục giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất). Như vậy, hàng loạt dự án đã hoàn thành thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhưng chưa thể triển khai trong thời gian qua do vướng mắc ở khâu giao đất/cho thuê đất nay sẽ được tái khởi động.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hàng trăm đô thị “ma” sẽ mọc ở Long Thành?
Sân bay Long Thành, vốn đầu tư dự kiến 16 tỷ USD, được quy hoạch trên diện tích 5.000 ha, theo mô hình "Thành phố sân bay - Airport City". Theo Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) Lại Xuân Thanh, mô hình này lấy dịch vụ vận chuyển hàng không làm trung tâm để hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, dịch vụ thương mại, logistics, hội nghị, văn phòng, cơ sở y tế, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí, hệ thống giao thông thuận tiện như một đô thị, nhưng không phát triển về khu dân cư trong quy hoạch 5.000ha.
Tiếp giáp với vùng sân bay 5.000 ha, Đồng Nai dự kiến quy hoạch thêm 3 vùng. Cổng thông tin của tỉnh này cho biết, vùng 2 có quy mô khoảng 15.000ha sẽ quy hoạch các khu dân cư hiện hữu, khu tái định cư, khu đô thị.
Vùng 3 được quy hoạch trên diện tích 5.000ha, được đặt ở cửa chính lối ra vào sân bay, gồm các khu thương mại tự do, khu vui chơi giải trí, dịch vụ hỗ trợ cho sân bay.
Vùng 4 cách sân bay 10km, quy hoạch khoảng 2.000ha, gồm các khu du lịch, dịch vụ, thể thao, phục vụ cho khách đi chuyến dài và cán bộ công nhân viên.
Xem thông tin chi tiết tại đây
"Rộng cửa" cho doanh nghiệp xây dựng
Luật Xây dựng (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua bước đầu nhận được sự hoan nghênh của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản.
Lãnh đạo CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội cho biết, Luật Xây dựng (sửa đổi) đã rút ngắn được thời gian trong quá trình thực hiện dự án từ triển khai, phê duyệt, cấp phép... Đặc biệt là trong sửa đổi lần này có ghép phần thẩm định thiết kế kỹ thuật và cấp phép thi công lại với nhau.
"Trên quan điểm của doanh nghiệp tư nhân nếu ghép được các bước lại với nhau hoặc cho phép làm song song giúp doanh nghiệp rút ngắn được thời gian triển khai dự án và hiệu quả dự án được tốt hơn" - doanh nghiệp này cho biết.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng, Luật Xây dựng (sửa đổi) đã mở rộng cửa cho doanh nghiệp, người dân trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến xây dựng, bất động sản khi giảm bớt bước thẩm định thiết kế sau phần thiết kế cơ sở các công trình xây dựng trong dự án nhà ở.