Aa

Bất động sản 24h: “Chữa” sốt đất bằng “thuốc” minh bạch

Thứ Sáu, 17/12/2021 - 09:37

“Chữa” sốt đất bằng “thuốc” minh bạch; Giá rao bán đất nền nơi nào tăng mạnh nhất năm 2021?; Tín hiệu tốt để khơi thông nguồn lực đất đai, tăng khả năng tạo vốn từ đất... là những thông tin BĐS nổi bật 24h qua.

“Chữa” sốt đất bằng “thuốc” minh bạch

Không phải ngẫu nhiên câu chuyện minh bạch thông tin quy hoạch đất đai của cơ quan quản lý nhà nước “nóng” trở lại, khi tình trạng giá đất tăng bất thường, phân lô bán nền tràn lan tái xuất hiện ở nhiều địa phương thời gian gần đây.

Đơn cử, ngay sau khi thông tin một tập đoàn bất động sản lớn trúng đấu giá khu đất thuộc một dự án khu đô thị tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị được công bố, giá đất xung quanh khu vực này đã tăng 3 - 4 lần chỉ trong chưa đầy 1 tháng qua.

chữa sốt đất
Quản lý đất đai là hoạt động rất nhạy cảm

Tại Bắc Giang, nhiều lô đất được mang ra đấu giá với mức giá đấu “trên trời” rồi sau đó sang tay nhau với giá chênh một vài trăm triệu đồng mỗi lô ngay khi kết thúc phiên đấu giá, dẫn đến tình trạng nhiều người đổ xô đi buôn đất, còn giới “đầu nậu”, “cò” đất thỏa sức bơm thổi.

Tương tự, tại Hà Nội, sau những đề xuất về quy hoạch hạ tầng, giao thông, đô thị, giá đất nền nhiều khu vực ngoại thành như Quốc Oai, Thạch Thất, Sơn Tây, Ba Vì... đồng loạt bật tăng, kể cả đất nông nghiệp.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giá rao bán đất nền nơi nào tăng mạnh nhất năm 2021?

Trong giai đoạn tháng 3 và tháng 4, thị trường chứng kiến cơn sốt khắp nơi, lượng người tìm kiếm thông tin quy hoạch cũng cao kỷ lục. Kéo theo đó, phân khúc đất nền trong năm 2021 đã thiết lập mặt bằng giá mới.

Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, so với năm 2020, mức độ quan tâm tới phân khúc đất nền tăng mạnh trên diện rộng như Thái Nguyên tăng 123%, Lào Cai tăng 94%, Hòa Bình tăng 53%, Hưng Yên tăng 45%, Bắc Ninh tăng 41%, Quảng Ninh tăng 40%,... Tại các thị trường lớn, Hà Nội ghi nhận tăng 19%, Đà Nẵng tăng 9%, riêng chỉ có TP HCM giảm 8%.

Về mặt bằng giá, tại miền Bắc, tính trong phạm vi cách Hà Nội 50 km, giá rao bán đất nền năm 2021 tại Bắc Ninh tăng 61%, Hưng Yên tăng 22% so với năm trước. Trong phạm vi cách Hà Nội 100 km, giá rao bán đất Hòa Bình tăng 106%, Thái Nguyên 57%.

Tại miền Trung, mặt bằng giá đất nền cũng chứng kiến sự thay đổi rất lớn. Cụ thể, giá rao bán đất nền tại Đà Nẵng tăng 9%, Quảng Nam tăng 37% và TP Huế tăng tới 74% so với năm ngoái.

Tại miền Nam, giá rao bán đất nền tại Dầu Tiếng (Bình Dương) tăng 9%, Bắc Tân Uyên (Bình Dương) tăng 28%, Biên Hòa (Đồng Nai) tăng 38%, Nhà Bè (TP HCM) tăng 45% và Cần Giờ (TP HCM) tăng 37%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Tín hiệu tốt để khơi thông nguồn lực đất đai, tăng khả năng tạo vốn từ đất

Phiên đấu giá 4 lô đất tại Khu đô thị Thủ Thiêm đã hoàn thành vào cuối ngày 10/12 với nhiều kết quả bất ngờ. Nếu như ở hai lô đầu tiên, giá trúng thầu tương đương 470 triệu đồng/m² và gần 600 triệu đồng/m² thì đến hai lô sau, giá trúng thầu đã đạt mức hàng tỷ đồng.

thủ thiêm

Cụ thể, Công ty TNHH thương mại Bình Minh (trụ sở tại Hà Nội) trúng đấu giá lô đất 3 - 9 với giá 5.026 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ đồng/m², gấp 7 lần giá khởi điểm. Đặc biệt, lô đất cuối cùng ký hiệu 3 - 12 chính thức thuộc về Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh) sau 70 lần trả giá đã trúng thầu với gần 2,44 tỷ đồng/m², gấp 8,3 lần giá khởi điểm. Lô đất này có mục đích sử dụng đất là đất ở tại đô thị, khu nhà ở chung cư hỗn hợp kết hợp chức năng thương mại - dịch vụ, do Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Kết quả của cuộc đấu giá đất tại đây được xem là tín hiệu tích cực khi ngân sách TP.HCM sắp có nguồn thu lớn lên tới 37.350 tỷ đồng; đồng thời cũng là khởi đầu tốt đẹp để TP.HCM tiếp tục đấu giá những lô đất khác trong thời gian tới, thiết lập một môi trường đấu giá đất lành mạnh, cạnh tranh công bằng, khơi thông hiệu quả nguồn lực đất đai.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đánh thuế mạnh để không còn bất động sản bỏ hoang

Theo đánh giá của các chuyên gia, có một nghịch lý đang diễn ra trên thị trường bất động sản là: Hàng trăm dự án ôm đất, chây ì triển khai nhiều năm, trong khi nhiều doanh nghiệp lại chật vật đi săn lùng đất để triển khai các dự án nhà ở mới nhưng không còn quỹ đất. Điều này dẫn đến nguồn cung trên thị trường bất động sản trong vài năm trở lại đây rất nhỏ giọt, đặc biệt là các dự án nhà ở tầm trung.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp có đất và triển khai dự án đang giữ vai trò cầm trịch trong việc thiết lập mặt bằng giá trên thị trường. Đó cũng là lý do, tại Hà Nội và TP.HCM, giá nhà không ngừng tăng cao. Các dự án vốn dĩ có mức giá trung bình thì nay cũng vươn lên mức cao cấp. Còn các dự án có vị trí tốt, nghiễm nhiên sở hữu mức giá “trên trời”, có vị trí lên tới hàng trăm triệu đồng/mét vuông.

Các chuyên gia cho rằng, tình trạng mất cân bằng cung - cầu chỉ được cải thiện khi các dự án sớm được đưa vào hoạt động, đặc biệt là các dự án nhà ở phân khúc bình dân. Có như vậy, giá nhà mới sớm ổn định ở trạng thái phù hợp hơn, thay vì mãi neo cao như hiện nay.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chuyển đổi số ngành xây dựng, bất động sản: Bắt đầu từ bài toán quản trị

Kể từ đầu năm 2020 đến nay, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, nhiều tỉnh thành trên cả nước liên tục phải thực hiện giãn cách xã hội, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa, Hải Phòng, Quảng Ninh. Không ít công trình xây dựng phải dừng hoặc giãn tiến độ xây dựng. 

Ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam chia sẻ, xây dựng - bất động sản là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch bệnh. Cụ thể, do dịch bệnh kéo dài, nguồn cung hạn chế, việc giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, trong khi thu nhập người dân cũng giảm sút nên sức mua yếu đi.

Về phía doanh nghiệp bán hàng, cơ hội trao đổi gặp gỡ khách hàng của môi giới không nhiều, khiến cho sức bán giảm mạnh. Trong các phân khúc, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng thấy rõ khủng hoảng khi hoạt động du lịch phải hạn chế. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top