"Cò" hét giá đất Biên Hòa lên tận nóc
6 xã thuộc TP Biên Hòa gồm Hiệp Hòa, Tân Hạnh, Hóa An, Phước Tân, Tam Phước, An Hòa chính thức lên phường từ ngày 1-7, (hiện Biên Hòa chỉ còn 1 xã duy nhất là xã Long Hưng). Ngay sau đó, giá đất nền cũng như đất "trôi nổi" ở những khu vực này tăng chóng mặt, có nơi được đẩy lên gấp 3 - 4 lần so với thời điểm vài năm trước.
Trong vai người mua đất, chúng tôi có mặt tại khu vực gần cầu mới Hóa An (phường Hóa An) để tìm hiểu giá đất, một số "cò" đã nhao ra giới thiệu, sẵn sàng đưa khách đi tìm đất.
Theo những "cò" này, giá đất tại đây đang tăng cao kể từ ngày xã được chuyển lên thành phường và giao dịch rất nhộn nhịp. Nói rồi một cò đất chỉ cho chúng tôi từng "mối" từ khu trung tâm phường đến các con hẻm và cả các khu đất ở cách xa, còn hoang vắng. Trừ những khu còn mang dáng dấp đồng ruộng hoặc còi cọc gần nghĩa trang, còn trong các con hẻm, khu dân cư đã tương đối đông đúc, "cò" hét giá đến 15-17 triệu đồng/m2.
Địa ốc Thành Nam rao bán dự án "ma" Sài Gòn Star City: Chính quyền nói gì?
Thời gian qua, trên mạng xã hội cũng như một số trang rao bán bất động sản xuất hiện thông tin mở bán dự án Sài Gòn Star City của Công ty Cổ phần Địa ốc Thành Nam (địa chỉ 27 Quách Văn Tuấn, quận Tân Bình, TP.HCM).
Theo quảng cáo, dự án Sài Gòn Star City hay còn gọi là Green Star City nằm tại đường Nguyễn Văn Khạ (thuộc xã Phước Hiệp và xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM).
Trả lời phóng viên Reatimes, ông Phan Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Tân An Hội, huyện Củ Chi cho biết, trên địa bàn xã không hề có dự án khu dân cư nào mang tên Sài Gòn Star City.
“Tôi khẳng định, trên địa bàn xã Tân An Hội không hề có dự án khu dân cư nào mang tên Sài Gòn Star City hay Green Star City như thông tin được rao bán.
Ngoài ra, trên địa bàn xã chưa từng có dự án bất động sản nào của Công ty Cổ phần Địa ốc Thành Nam làm chủ đầu tư hay triển khai”, ông Bình khẳng định.
“Ốc đảo nhiệt” đô thị - hệ quả của đô thị hoá không bền vững
Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa và dịch chuyển dân cư đến với các vùng đô thị đang diễn ra rất nhanh, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…. Quá trình gia tăng dân số, các phương tiện giao thông, xây dựng… kéo theo sự biến mất của các hệ thống điều hòa tự nhiên (cây cối, ao hồ…). Do ít cây xanh và nhiều bê-tông cùng nhựa đường, khí hậu tại các đô thị khác biệt nhiều so với miền quê xung quanh, nhiệt độ thành phố cao hơn quanh năm so với vùng quê.
Năm 2019 tiếp tục được dự báo là năm nóng nhất trong lịch sử kể từ khi nhiệt độ bắt đầu được quan trắc vào năm 1880. Đối với các thành phố, cùng với biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hoá tăng nhanh là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tính khắc nghiệt của thời tiết, đặc biệt trong những ngày hè oi ả.
Tại Hà Nội và TP.HCM, trong 2 tháng gần đây đã có những ngày nắng nóng kỷ lục lên đến hơn 40 độ C và thậm chí gần 50 độ C. Nguyên nhân chính của hiện tượng này chính là do các tia năng lượng bị giữ lại trên bề mặt và các hoạt động của con người (công trình, giao thông...). Hiện tượng này đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có việc quy hoạch và phát triển đô thị.
Nhận diện “nguồn cơn” dự án ma phát tác
Ngày 17/6, UBND quận Bình Tân đã đưa ra cảnh báo với người dân về 9 khu đất có dấu hiệu phân lô trái phép tại 6 phường trên địa bàn quận này.
Văn bản nêu rõ, qua rà soát, UBND quận Bình Tân phát hiện trên các diễn đàn mua bán nhà đất và mạng xã hội (muaban, batdongsan, facebook, zalo…) có giới thiệu, quảng cáo, rao bán đất nền tại 9 khu đất ở quận Bình Tân. Những người rao bán còn phát tờ rơi, giới thiệu qua các dịch vụ môi giới và qua lực lượng "cò đất".
Theo UBND quận Bình Tân, trên 9 khu đất này không có dự án đất nền như quảng cáo, các dự án trên không có hồ sơ pháp lý, có dấu hiệu phân lô trái phép, không bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không có đường giao thông… Nguy hiểm hơn, các khu đất này đều có quy hoạch là đất trường học, đường giao thông dự phòng, cây xanh, không thể chuyển mục thành đất ở.
Đặc biệt, trong các chủ đầu tư dự án “ma” xuất hiện tại TP.HCM từ đầu năm 2018 tới nay, phải nhắc tới Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Angel Lina (Công ty Angel Lina) khi doanh nghiệp này đã vẽ nên nhiều dự án bất động sản "ma" nhằm chiêu dụ những người dân có nhu cầu.
"Chiêu trò” của Tập đoàn Sao Mai tại công ty con?
Năm 2018, ASM gây bất ngờ với giới đầu tư về kết quả kinh doanh khi 3 quý đầu năm liên tiếp báo cáo lợi nhuận mỗi quý cao hơn hẳn lợi nhuận thu về hằng năm trong giai đoạn 2005 - 2017.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của ASM lần lượt là 5.147 tỷ đồng và 1.048 tỷ đồng. Kết quả này lần lượt cao gấp 2,5 lần và 6,2 lần kết quả cả năm 2017. ASM đã vượt 17% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Sự đột biến này đến chủ yếu từ những hoạt động liên quan tới doanh nghiệp chuyên về cá tra là IDI. Nhưng đối với riêng IDI, đây là một điển hình ít minh bạch của "trùm" ASM bởi mối quan hệ giữa tiền mặt, nợ vay và các khoản phải thu của IDI có nhiều vấn đề.