Có nên lo ngại về dòng vốn tín dụng chảy vào bất động sản chậm lại?
Theo ông Tín, thị trường tài chính và lãi suất đang có những chiều hướng tích cực cho thị trường BĐS. Ngoài nguồn vốn tín dụng vào thị trường BĐS, thị trường đang có nhiều nguồn vốn khác. Chẳng hạn, có các dòng vốn từ thị trường chứng khoán. Trái phiếu doanh nghiệp BĐS đã phát hành 35% trên tổng số lượng là 78.000 tỉ đồng. Đây được xem là dòng vốn rất hấp dẫn. Ngoài ra, chúng ta đang có nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài đa dạng.
Bên cạnh đó, 39 quốc gia đang giảm lãi suất cơ bản, Việt Nam đang nằm trong xu hướng này. Nước ta đang tạo điều kiện nhiều về mặt bằng lãi suất, chẳng hạn như giảm lãi suất điều hành, lãi suất tái cấp vốn. “Năm 2020, lãi suất có thể giảm 0.5%, đây là cơ hội để cả NĐT cá nhân và nhà phát triển dự án tiếp cận nguồn vốn”, ông Tín cho biết.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Năm 2020, dòng tiền cho bất động sản du lịch sẽ đổ về đâu?
Dù đang có sự chững lại nhất định bởi một vài yếu tố khách quan, nhưng theo đánh giá, bất động sản vẫn là kênh đầu tư mang lại lợi nhuận khá ổn định, đặc biệt là phân khúc bất động sản du lịch vốn vẫn đang được chú ý nhất trên thị trường.
Một trong những yếu tố khiến bất động sản du lịch vẫn được xem là sản phẩm "hot" trên thị trường hiện nay chính là tính thanh khoản khá cao, cùng với đó là mức lợi nhuận lý tưởng được các chủ đầu tư cam kết với khách hàng khi dự án chính thức đi vào vận hành, khai thác.
Theo ghi nhận, thời gian qua thị trường đang có sự phân chia khá linh động về mức giá. Nhiều dự án condotel với mức giá hợp lý, dao động từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng/căn đã xuất hiện trên thị trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Công ty TID “vượt mặt” quận Nam Từ Liêm "phù phép" 9 căn hộ ở Dolphin Plaza?
Trước đó Reatimes đã đăng tải bài viết về việc cư dân dự án Dolphin Plaza (địa chỉ 28 Trần Bình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) tố cáo hàng loạt sai phạm của chủ đầu tư – Công ty Cổ phần TID tại chung cư bạc tỷ này. Ngày 10/9/2019, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND quận Nam Từ Liêm kiểm tra xác minh.
Trong văn bản trả lời Reatimes, Sở Xây dựng TP. Hà Nội đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án Dolphin Plaza. Cụ thể, chủ đầu tư đã tự ý thay đổi vị trí phòng sinh hoạt cộng đồng từ tầng 4 xuống phòng họp thuộc tầng cây xanh. Thay đổi vị trí nhà trẻ mẫu giáo từ tầng 4 xuống tầng 2 là không đúng quy định, không phù hợp với hồ sơ thiết kế được duyệt.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư Công ty Cổ phần TID còn có hàng loạt sai phạm khác như: Tự ý làm thêm sàn kết cấu thép tại tầng 1 (cốt + 3,4m) và điều chỉnh, chuyển đổi công năng sử dụng (bố trí căn hộ ở) tại tầng 4 (tháp 3,4 - khối B) không phù hợp với nội dung giấy cấp phép xây dựng và hồ sơ thiết kế được duyệt là vi phạm quy định về trật tự xây dựng, hành vi vi phạm này bị xử lý theo quy định của pháp luật,... phải khắc phục hậu quả theo quy định.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vi phạm đất đai tràn lan ở xã Quất Động
Theo phản ánh, thời gian qua tình trạng vi phạm đất đai trên địa bàn xã Quất Động (huyện Thường Tín) diễn ra tràn lan, khiến người dân địa phương bức xúc. Mặc dù tình trạng này đã diễn ra suốt một thời gian dài, vậy nhưng chính quyền xã Quất Động đã không có biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý dứt điểm. Trái lại, trong vòng 2 năm trở lại đây, tình trạng này còn có diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn.
Vấn đề này cũng được chính UBND xã Quất Động báo cáo giải trình về công tác quản lý đất đai, xử lý vi phạm trên địa bàn. Theo đó, tính từ ngày 1/6/2016 đến 30/9/2019 trên địa bàn xã đã phát hiện 45 trường hợp vi phạm đất đai. Trong đó, 35 trường hợp vi phạm xây dựng công trình trên đất nông nghiệp; 6 trường hợp tự ý chuyển đổi đất trồng lúa, đổ đất san nền; 4 trường hợp lấn chiếm đất công.
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm đất đai diễn ra rầm rộ, phổ biến trong khoảng thời gian từ 1/1/2018 đến 30/9/2019. Cụ thể, thời gian này trên địa bàn xã đã phát sinh 39 trường hợp vi phạm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội công bố 16 dự án nhà ở người nước ngoài được mua
Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách 16 dự án nhà ở thương mại đảm bảo về an ninh, quốc phòng cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu trên địa bàn TP. Hà Nội.
Cụ thể, 16 dự án nhà ở người nước ngoài được mua tại Hội Nội gồm: Dự án đầu tư công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng và trung tâm thương mại tại 265 Cầu Giấy của liên danh Công ty Cổ phần Hóa chất và vật tư khoa học kỹ thuật và Tập đoàn FLC; Dự án nhà ở cao tầng kết hợp hành chính đơn vị ở tại ô đất NO-CT2 thuộc dự án Hải Đăng City của Công ty Cổ phần đầu tư Địa ốc Hải Đăng; Dự án Mipec Riverside của Công ty Cổ phần hóa dầu Quân đội; Dự án TSQ Galaxy 1 và Khu nhà ở Him Lam Vạn Phúc của Công ty Cổ phần thương mại và đầu tư Toàn Cầu GTC; Dự án khu chung cư quốc tế Hoàng Thành City của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Hoàng Thành; Dự án Dreamland Plaza của liên danh Công ty Cổ phần Xây lắp Giao thông công chính và Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Vinaland; Dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch tại xã Ninh Hiệp; Dự án Goldmark City của Công ty Cổ phần thương mại quảng cáo, xây dựng, địa ốc Việt Hân.