Cơn sốt đi qua, đất vùng ven rơi cảnh chợ chiều
Đất dịch vụ tại một số quận huyện ven Hà Nôi ghi nhận mức tăng giá đáng kể thời điểm đầu năm, đặc biệt là khi cơn sốt đất bùng nổ. Thế nhưng sau giai đoạn sôi động, phân khúc này đang rơi vào cảnh chợ chiều, ế ẩm, dù cắt lỗ nhưng người mua không mặn mà.
Đất dịch vụ tại các thành phố lớn thường có diện tích đa dạng, dao động từ 20 - 100m2, nhưng phổ biến nhất là diện tích 40 - 50m2. Quá trình giải phóng mặt bằng, những hộ dân bị thu hồi hơn 1/3 diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng được đền bù loại đất này để chuyển đổi nghề nghiệp.
Đất dịch vụ là phân khúc được nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi quy tụ các yếu tố thuận lợi. Thứ nhất là vị trí đẹp. Đất đền bù cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi nghề nghiệp nên loại đất dịch vụ có vị trí đẹp, kinh doanh được.
Thứ hai, đất dịch vụ được thừa hưởng hệ thống hạ tầng hoàn thiện của khu đô thị kề cận.
Thứ ba, giá đất dịch vụ rẻ hơn 1/2 so với đất dự án xung quanh. Loại đất này cũng thường hiện diện ở các vùng đang phát triển nên có tiềm năng tăng giá theo tốc độ đô thị của vùng, lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư.
Trên thực tế, bất chấp khó khăn của dịch bệnh trong suốt hơn 1 năm qua, các lô đất dịch vụ Hà Nội vẫn tăng giá đều và hiện tại vẫn neo mức giá cao. Sức hút của thị trường đất dịch vụ Hà Nội thời gian qua tập trung ở quận Hà Đông, huyện Hoài Đức.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bắc Giang siết chặt quản lý các giao dịch bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai
Sở Xây dựng Bắc Giang vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quy định về giao dịch bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, đối với việc thực hiện quy định về giao dịch bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai, thông tin về bất động sản phải được công khai tại trang thông tin điện tử của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản; tại trụ sở Ban Quản lý dự án đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản; tại sàn giao dịch bất động sản đối với trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch bất động sản.
Cụ thể, nội dung công khai thông tin về bất động sản bao gồm: Loại bất động sản; vị trí bất động sản; thông tin về quy hoạch có liên quan đến bất động sản; quy mô của bất động sản; đặc điểm, tính chất, công năng sử dụng, chất lượng của bất động sản; thông tin về từng loại mục đích sử dụng và phần diện tích sử dụng chung đối với bất động sản là tòa nhà hỗn hợp nhiều mục đích sử dụng, nhà chung cư; thực trạng các công trình hạ tầng, dịch vụ liên quan đến bất động sản; văn bản thông báo diện tích đất ở đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với đất ở thuộc dự án khu đô thị, khu dân cư; văn bản kết luận về kết quả thẩm định giá bán, giá cho thuê nhà ở của Sở Tài chính đối với nhà ở xã hội…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giải cứu biệt thự triệu đô bỏ hoang bằng cách biến thành nhà trọ giá rẻ
Cải tạo biệt thự bỏ hoang và cho thuê với giá rẻ là giải pháp nhằm gia tăng chỗ ở cho người lao động tại Thủ đô. Song việc hồi sinh các biệt thự bỏ hoang cũng là một hướng khai thác lợi nhuận mới cho nhà đầu tư.
Khu đô thị mới là loại hình bất động sản không thể thiếu trong quá trình phát triển đô thị. Các khu đô thị mới là niềm hy vọng của người dân về một không gian sống mới, chất lượng và tiện ích. Trong một thập kỷ qua, xu hướng xây dựng các khu đô thị mới được nổi lên như một phong trào, điển hình nhất là khoảng thời gian từ năm 2008 - 2012, nhiều chủ đầu tư chi mức tài chính khủng để tham gia “cuộc chơi”. Tuy nhiên, sự ồ ạt chạy theo phong trào để rồi không bán được hoặc không có người đến ở dẫn tới việc hình thành các khu nhà liền kề, biệt thự bỏ hoang.
Mặt khác, tại nhiều dự án, do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính dẫn tới tình trạng dự án đang xây dựng phải bỏ dở. Thậm chí, một số nơi do không đồng bộ hạ tầng theo đúng quy hoạch, khó quy tụ người dân về ở.
Cụ thể, tại Hà Nội, không khó để tìm kiếm các căn biệt thự bỏ hoang tại khu vực vùng ven như khu đô thị Vân Canh, khu đô thị Nam An Khánh, khu đô thị Lideco… Hầu hết các khu đô thị này đã được khai sinh cả chục năm về trước nhưng đến nay không người ở, xuống cấp trầm trọng.
TS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam cho hay, tình trạng biệt thự bỏ hoang khá phổ biến, đặc biệt ở Hà Nội. Theo ông Nghiêm, biệt thự bỏ hoang là sự lãng phí về sử dụng đất, công trình và mất mỹ quan đô thị, trong đó lãng phí nhất là đất bị bỏ hoang khi đây là nguồn lực rất quan trọng của mỗi quốc gia.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đồng Nai: Dự kiến hủy kế hoạch sử dụng đất của 535 dự án
Các địa phương kết hợp cùng các sở, ngành của Đồng Nai rà soát lại quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025 và dự kiến sẽ hủy kế hoạch sử dụng đất 535 dự án.
Tỉnh Đồng Nai đang rà soát lại quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025 và dự kiến sẽ hủy kế hoạch sử dụng đất của 535 dự án với diện tích hơn 4.600ha.
Theo đó, từ năm 2015 đến nay, tỉnh đã hủy kế hoạch sử dụng đất của 203 dự án nằm tại các huyện, TP. Biên Hòa và TP. Long Khánh. Tổng diện tích các dự án bị hủy kế hoạch những năm qua khoảng 900ha.
Hiện, các địa phương kết hợp cùng các sở, ngành của tỉnh rà soát lại quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chính sách xây nhà ở thương mại dưới 20 triệu đồng/m2 xuất hiện vướng mắc
Chính sách phát triển nhà ở thương mại dưới 20 triệu đồng/m2 tập trung vào các ưu đãi về đất, thuế, quy hoạch để khuyến khích doanh nghiệp tham gia. Các chính sách ưu đãi chưa được quy định trong các pháp luật liên quan nên sẽ khiến các địa phương gặp khó khi thực thi.
Bộ Xây dựng vừa có công văn trả lời cử tri về đề nghị nghiên cứu giải pháp giảm giá nhà. Theo đó, Bộ đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp, cụ thể là căn hộ chung cư có quy mô dưới 70m2, giá bán không vượt quá 20 triệu đồng/m2.
Dự thảo tập trung vào một số ưu đãi như ưu đãi về đất đai (giảm tiền sử dụng đất, được chậm nộp tiền sử dụng đất), về thuế (giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp); về quy hoạch, bố trí quỹ đất; thủ tục đầu tư xây dựng; cơ chế huy động vốn… để khuyến khích doanh nghiệp tham gia và gửi lấy ý kiến của Bộ Tư pháp.