Đi ngược đám đông, một số nhà đầu tư sẵn sàng lướt sóng
Thị trường bất động sản hạ nhiệt và có nhiều bất ổn, nhưng không ít nhà đầu tư lại coi đây là cơ hội bắt đáy và sẵn sàng lướt sóng.
Bức tranh hạ nhiệt đang có dấu hiệu lan rộng trên thị trường bất động sản. Thống kê của không ít đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản công bố gần đây cho thấy, lượng giao dịch sụt giảm kéo theo tâm lý nhà đầu tư phải hạ giá bất động sản so với kỳ vọng.
Một khảo sát của Batdongsan.com.vn ghi nhận những lô đất được chào bán rẻ hơn 10 - 20% so với trên thị trường tại một số điểm nóng đất nền của Hà Nội như Hoài Đức, Gia Lâm, Thanh Trì, Nam Từ Liêm…
Tương tự, theo số liệu từ DKRA, tháng 7 vừa qua, sức cầu chung toàn thị trường đất nền chỉ đạt 48%, giảm đáng kể so với các tháng trước đó. Cụ thể, giảm 6% so với tháng 6 và giảm 26% so với tháng 5.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản ven TP.HCM xuất hiện chiêu trò tạo “sóng" ảo
Theo một số chuyên gia, thời điểm này khá “nhạy cảm” để các thị trường im ắng giao dịch có thể “bật dậy”. Đó chính là lý do, một vài thị trường đã bắt đầu xuất hiện “sóng ảo”, để kích thích nhu cầu mua bán từ này đến cuối năm.
Mới đây, tại Đồng Phú, Bình Phước lại xuất hiện "chiêu trò" gây sốt đất. Ngay giữa bối cảnh các thị trường khác nhìn chung đang khá trầm lắng thì nơi đây xuất hiện cảnh nhà đầu tư môi giới "tranh nhau" chốt cọc ở một mảnh đất trồng cây lâu năm.
Trưa ngày 24/9, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh hàng trăm người tụ tập ở khu đất trồng cây điều, cao su. Hình ảnh cho thấy, nhiều người mặc đồng phục chạy toát mồ hôi để chốt cọc các lô đất cho khách hàng. Cùng với đó là tiếng hô chốt cọc đất của nhân viên môi giới bất động sản.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hạ tầng tăng tốc, phía Đông Hà Nội sẽ là “tâm chấn” của kinh tế vùng
Với hàng loạt đại công trình nhanh chóng thành hình, phía Đông Hà Nội sẽ là tâm điểm kết nối, giao thương của không chỉ Thủ đô mà cả vùng kinh tế trọng điểm quốc gia.
Phía Đông Hà Nội trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội tới năm 2030 và tầm nhìn 2050 có vai trò trung tâm. Gia Lâm và Đông Anh, hai huyện thuộc khu vực này theo kế hoạch tới năm 2025 sẽ chính thức lên quận. Tới hiện tại, khả năng cán đích ngay trong năm 2023 của cả hai địa phương này gần như là chắc chắn bởi Gia Lâm và Đông Anh đã hoàn thành 25 - 26 trên tổng số 27 tiêu chí.
Vượt khỏi ranh giới hành chính, sự thay đổi lớn nhất tại phía Đông đến từ cơ sở hạ tầng với những cây cầu nghìn tỷ đang được đẩy nhanh tiến độ. Sau Đông Trù, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đang bước vào những gói thầu cuối cùng. Theo ghi nhận mới nhất, các trụ cầu giữa lòng sông đã được đổ bê tông cốt thép. Đơn vị thi công cũng đã hợp long nhịp cuối cùng đoạn cầu dẫn từ ngã tư giao cắt đường Cổ Linh (Long Biên, Hà Nội) đến sát đê sông Hồng. Với tiến độ này, cây cầu có vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng dự kiến có thể về đích vào cuối quý II/2023, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thời hạn sở hữu nhà chung cư: Vì sao có quan điểm trái chiều?
Trong khi một số chuyên gia cho rằng quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư sẽ giúp giảm giá nhà, giải quyết được những khó khăn trong cải tạo chung cư cũ... thì các doanh nghiệp lại có quan điểm không ủng hộ.
Mới đây, Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) với hàng loạt ý kiến của giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp được đưa ra thảo luận.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, Bộ Xây dựng được Chính phủ, Quốc hội giao chủ trì dự thảo đề xuất Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Trong thời gian qua, Bộ Xây dựng đã tiến hành tổng kết, đánh giá đề xuất nhóm chính sách và được Quốc hội thông qua.
Trong đó, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) có 8 nhóm chính sách và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có 4 nhóm chính sách. Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp, các bộ ngành để tổng kết, đánh giá, rà soát những bất cập, đồng thời lấy ý kiến cho các dự thảo luật theo đúng trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Tĩnh, Quảng Bình có thêm các dự án đầu tư hàng nghìn tỷ đồng
Tập đoàn Vingroup vừa tiếp tục đầu tư thêm 1 dự án có vốn hơn 6.329 tỷ đồng vào KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh), trong khi UBND tỉnh Quảng Bình vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cảng biển với số vốn trên 2.100 tỷ đồng.
Ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh vừa ký Quyết định số 90/QĐ-KKT ngày 21/9 về việc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho Dự án Nhà máy sản xuất pin Lithium do Công ty Cổ phần Giải pháp năng lượng VINES (thuộc Tập đoàn Vingroup) làm chủ đầu tư.
Dự án Nhà máy sản xuất pin Lithium có tổng mức đầu tư hơn 6.329 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn của chủ đầu tư là hơn 2.405 tỷ đồng (tỷ lệ góp vốn tương ứng 38%), nguồn vốn huy động hơn 3.924 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ 62%).
Dự án sẽ được triển khai xây dựng với diện tích hơn 14ha tại vị trí quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Trung tâm lô CN4, CN5, Khu kinh tế Vũng Áng.