Cơ hội cho ba phân khúc chính của thị trường bất động sản trong năm 2023
Với phân khúc văn phòng cho thuê tại TP.HCM, Cushman & Wakefield cho rằng, dù tốc độ tăng trưởng có chậm hơn, nhu cầu văn phòng được kỳ vọng tiếp tục khả quan trong năm 2023, đặc biệt là các tòa nhà chất lượng cao ở khu vực trung tâm. Việc Chính phủ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư bất động sản và những vụ án lớn trong quý 4/2022 đã tác động đến thời gian hoàn thành một vài tòa nhà văn phòng trong trung tâm TP.HCM.
Tuy nhiên, Cushman & Wakefield ghi nhận, một số trung tâm văn phòng mới với các dự án Hạng A được thành lập nằm ngoài trung tâm, dịch chuyển về phía Nam (Quận 7) và phía Đông (TP. Thủ Đức).
Đối với thị trường Hà Nội, với tình trạng khan hiếm nguồn cung văn phòng trong trung tâm thành phố, việc các trung tâm kinh tế mới đang được xây dựng trở thành tâm điểm thu hút nhiều chủ đầu và doanh nghiệp. Nguồn cung văn phòng tương lai chủ yếu đang được xây dựng ngoài trung tâm, đặc biệt là các quận nội thành phía Tây. Những tòa nhà chất lượng cao sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu cho những tập đoàn lớn thuê văn phòng và mở rộng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai cần thêm trọng tài
Bước sang tháng 4/2023, thông tư 11/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng chính thức có hiệu lực thi hành. Đáng chú ý, trong đó có thông tin liên quan đến việc bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.
Trên thực tế, quy định này đã tồn tại từ lâu và giới chuyên gia cho rằng, đây vẫn là chính sách rất cần thiết. Một mặt, việc bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai giúp người mua nhà phòng tránh rủi ro trong trường hợp chủ đầu tư triển khai dự án bị chậm tiến độ hoặc không thành công. Mặt khác, quy định này như một “con dấu” bảo chứng cho hồ sơ pháp lý của dự án, giúp người dân an tâm hơn khi lựa chọn nơi mua nhà.
Tuy nhiên, trên thực tế có không ít trường hợp khi chủ đầu tư sai phạm, chậm tiến độ bàn giao, phía ngân hàng và chủ đầu tư lại tìm mọi cách đổ lỗi, không thực hiện đền bù cho người mua. Do đó, ngoài bảo lãnh từ phía ngân hàng, việc bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai cần phải có thêm các giải pháp khác mới nhằm bảo vệ quyền lợi của bên mua. Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) tiếp tục có ghi nhận ý kiến từ những đại diện doanh nghiệp bất động sản.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Năm 2023, thị trường sơ cấp Hà Nội sẽ có 14.000 - 15.000 căn hộ trung, cao cấp
Theo Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, những khó khăn về pháp lý và nguồn vốn là 2 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng khan hiếm nguồn cung trên tất cả các phân khúc thời gian qua. Đối với phân khúc chung cư trung và cao cấp, tình trạng khan hiếm kéo dài suốt năm 2022 và đến cả đầu năm 2023.
Thông tin trong Báo cáo Xu hướng thị trường chung cư trung cấp - cao cấp Hà Nội năm 2023, triển vọng 2023 - 2025, Quý IV/2022, nguồn cung căn hộ chung cư cao cấp mở bán mới tại Hà Nội đạt khoảng 1.300 căn, giảm 40% so với quý trước. Số lượng căn hộ trung cấp mở bán mới khoảng 400 căn, giảm 72% so với quý trước. Sang Quý I/2023, con số dự báo đưa ra là khoảng 700 căn hộ cho cả phân khúc trung và cao cấp.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giao dịch đất nền phía Nam giảm hơn 90%
Quý I, đất nền dự án các tỉnh kế cận TP.HCM hầu như không bán được hàng, thị trường trầm lắng kéo dài và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Theo ghi nhận PV, thanh khoản đất nền trên cả thị trường sơ cấp (chủ đầu tư chào bán lần đầu) lẫn thứ cấp (nhà đầu tư mua đi bán lại) đều kém trong quý đầu năm. Lãnh đạo doanh nghiệp chuyên bán đất nền dự án tại Bình Dương cho hay, quý I công ty chỉ bán được một vài sản phẩm mới trong rổ hàng sơ cấp, còn lại là nền đất khách hàng ký gửi bán thứ cấp nhưng khá ế ẩm.
Thanh khoản đất nền dự án của doanh nghiệp suốt 3 tháng qua giảm 95% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân ế ẩm là thị trường đã "đứt" hẳn luồng khách đầu tư, đầu cơ, trong khi nhu cầu thật đất nền rất thấp do loại tài sản này không phục vụ nhu cầu ở ngay.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Ủy thác đầu tư để hưởng lãi cao: Khi nhà đầu tư đi trên sông băng mùa xuân
Giữa năm 2022, chị Bích Ngọc (32 tuổi), nhân viên một công ty truyền thông ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, nhận được lời đề nghị đầu tư hấp dẫn của một công ty bất động sản. Theo đó, công ty này mời Ngọc góp vốn đầu tư chung một dự án bất động sản tại Hải Phòng với lời cam kết sau khi "ra hàng", Ngọc sẽ được sở hữu một lô đất. Công ty sẽ bán lô đất đó để trả vốn cho Ngọc cộng với mức lợi nhuận cam kết 20%/năm. Nếu hết thời hạn một năm mà công ty không ra được hàng, bán được sản phẩm, Ngọc có thể lấy vốn gốc về, song không có lợi nhuận kèm theo.
"Nhận thấy cơ hội đầu tư này khá an toàn, lại rất có tiềm năng, tôi quyết định dốc toàn bộ số tiền tích lũy hơn 2,5 tỷ đồng để ký hợp đồng hợp tác đầu tư", Ngọc nói.
Cũng tương tự như vậy, chị Minh Quyên (35 tuổi), chủ một tiệm ăn nhỏ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội liên tục nhận được lời mời gọi hợp tác đầu tư của công ty K., thuộc Tập đoàn S từ tháng 9 năm ngoái.