Khách hàng bắt đầu đến Công ty Alibaba đòi lại tiền
Theo ghi nhận của phóng viên, sáng 26/8, Luật sư Trần Minh Cường (Đoàn Luật sư TP HCM), đại diện theo ủy quyền của khách hàng cùng ông Nguyễn Phú Quý (43 tuổi, quê Đồng Nai) và Phùng Tiến Tài (33 tuổi) đã đến trụ sở Công ty Alibaba yêu cầu gặp đại diện để thu hồi vốn đầu tư theo quy định 2 bên đã ký kết.
Luật sư Cường cho hay trước đó ông đã gửi văn bản yêu cầu Công ty Alibaba sắp xếp buổi gặp gỡ giữa đại diện công ty cùng khách hàng tại trụ sở chính của công ty này. Để đảm bảo an toàn, luật sư Cường liên hệ nhờ Công an phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức) đến hỗ trợ.
Đáng nói, dù đã hẹn trước nhưng khi luật sư Cường và khách hàng đến nơi thì đại diện Công ty Alibaba cho nhân viên xuống thông báo "lãnh đạo đang làm việc với Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hẹn dịp khác".
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội chấp thuận dự án "khủng" cho “liên danh ma quỷ”?
Theo hồ sơ Reatimes có được, ngày 20/8/2015, ông Bùi Dương Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Licogi 16 (Licogi 16) thay mặt HĐQT công ty ký Quyết định số 12/QĐ-LICOGI16-HĐQT, thông qua chủ trương không tiếp tục hợp tác đầu tư Dự án Trũng Kênh tại Hà Nội (Dự án Khu chức năng đô thị Trũng Kênh kết hợp cải tạo, chỉnh trang làng xóm cũ ở quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội – PV). Theo đó, HĐQT ủy quyền cho Tổng giám đốc phối hợp với Giám đốc Bất động sản Công ty Cổ phần Licogi 16 chỉ đạo thực hiện các thủ tục để chuyển nhượng nhằm mục đích Licogi 16 không tiếp tục tham gia Dự án Trũng Kênh và bảo đảm nguyên tắc bảo toàn vốn. Ngay ngày hôm sau (21/8/2015), Licogi 16 có văn bản gửi UBCK Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, các cổ đông công ty thông báo quyết định này.
Thế nhưng chưa đầy 4 tháng sau (ngày 8/12/2015), chính ông Bùi Dương Hùng lại cùng với bà Nguyễn Thị Thúy Huyền, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Công nghệ Hà Thành (Công ty Hà Thành); ông Phạm Duy Cường, Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội (Hanhud) ký Hợp đồng Liên danh hợp tác đầu tư số 0812/2015/HĐ-LDHTĐT, về việc hợp tác triển khai thực hiện Dự án Trũng Kênh.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cách tăng giá trị cho dự án bất động sản
Với một số nhà đầu tư, bất động sản không phải là vàng khối mà là một loại hình tài sản sống với giá trị có thể được gia tăng. Nhiều thị trường ở khu vực châu Á Thái Bình Dương được nhận định là đang ở cuối giai đoạn tăng trưởng. Điều này khiến việc duy trì và gia tăng giá trị bất động sản càng quan trọng.
Quản lý bất động sản thông minh có thể làm gia tăng giá trị bằng cách tăng sức hút của tòa nhà với khách thuê, tiết kiệm chi phí và làm tăng tính thương mại cho tòa nhà.
Các nguyên tắc quản lý giúp tăng giá trị bất động sản bao gồm: Chọn nhân sự quản lý bất động sản chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và dịch vụ quản lý bất động sản chất lượng có thể làm tăng tính thương mại của một tòa nhà.
Tiếp đó là liên tục nâng cấp và cải thiện các tiện ích trong tòa nhà có thể nâng cao giá trị của tòa nhà và giá thuê. Áp dụng các giải pháp và dịch vụ gia tăng giá trị tài sản như sử dụng hệ thống công nghệ thông tin và các giải pháp khác để nâng cao tính cạnh tranh của tòa nhà.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Sụt giảm lượng khách quốc tế: Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng có nên lo?
Những con số thống kê về tình hình du lịch 7 tháng đầu năm 2019 của Tổng Cục du lịch mới đây đã đặt ra nhiều dấu hỏi cho chất lượng ngành du lịch Việt Nam trong thời gian gần đây, cũng như lo ngại cho các nhà đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng bởi nguồn khách hàng quốc tế vốn là nguồn khách quan trọng của thị trường này.
Thống kê mới nhất của Tổng Cục Du lịch Việt Nam ghi nhận lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 6 giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm tới nay.
Cụ thể, cả tháng 6, Việt Nam chỉ đón gần 1,2 triệu lượt khách, giảm 10,6% so với tháng 5 và chỉ tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, thị trường lớn nhất là Trung Quốc cũng sụt giảm mạnh trong tháng 6, chỉ đạt khoảng 347.000 lượt khách đến, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ... có tăng nhưng ở mức độ nhẹ.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, mức tăng trưởng khách quốc tế đang có dấu hiệu chững lại, chỉ đạt xấp xỉ 8,5 triệu lượt (tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018). Nhìn vào các con số trên và so với mục tiêu năm 2019 mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho ngành du lịch sẽ đón, phục vụ khoảng 17,5 – 18 triệu lượt khách quốc tế thì nhiệm vụ 6 tháng cuối năm được coi là khá nặng nề.
Những dấu hiệu chững lại của lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đặt ra nhiều lo ngại cho ngành du lịch nói chung và thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
"Cao ốc phá vỡ quy hoạch, người Nha Trang tiếc lắm"
Cảm giác tiếc nuối là điều nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Văn Lộc chia sẻ với Zing.vn khi nhắc đến quy hoạch trung tâm thành phố Nha Trang, nơi có hàng chục nhà cao tầng chen chúc mọc lên những năm qua.
Ông Lộc cũng đang là Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh Khánh Hòa. Ông nhấn mạnh quy hoạch trung tâm Nha Trang đã bị phá vỡ và trở nên ngột ngạt, làm mất đi nét đẹp của một thành phố biển, nơi được thiên nhiên ưu ái với khung cảnh hài hòa, vịnh biển xinh đẹp.
Nguyên Giám đốc sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cho biết năm 2012, Thủ tướng đã có quyết định 1396/2012 phê duyệt điều quy hoạch chung TP Nha Trang tầm nhìn đến năm 2025. Quyết định này chỉ cho phép xây cao tối đa 40 tầng, mật độ xây dựng chỉ được 40% tại trung tâm thành phố.
Quyết định của Thủ tướng cũng nhấn mạnh Nha Trang là một đô thị du lịch, do đó yếu tố cảnh quan và không gian được chú trọng và đặt lên hàng đầu.
Việc quy hoạch ven biển Nha Trang cũng đã được quan tâm từ thời Pháp và trước năm 1975. Theo đó, các công trình ven biển phải xây theo kiểu giật cấp. Nghĩa là không được xây công trình cao tầng ở mép biển, thay vào đó là thấp tầng, càng sâu vào đất liền thì mới được xây cao lên.
Tuy nhiên, từ sau 2012, ông Nguyễn Văn Lộc cho biết việc cấp phép nhà cao tầng khu vực ven biển Nha Trang đã diễn ra nhanh chóng mà không tuân thủ quy hoạch được phê duyệt.