Doanh nghiệp địa ốc hối hả "ra quân"
Hoạt động đầu tư, kinh doanh mới của Hải Phát, Lạc Hồng, Thành Đạt, Toong, Capitaland... đã góp phần tạo nên sự sống động cho “bức tranh” thị trường địa ốc những ngày đầu năm 2017.
Theo ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch HĐQT Hải Phát Group, việc phối hợp cùng Thành Đạt Group tại Dự án Tokyo City sẽ mở ra cơ hội cho cả 2 bên tại các thị trường Nha Trang, Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh, thành phố khác trong cả nước.
Cũng ngay những ngày đầu năm, Công ty cổ phần Đầu tư Lạc Hồng đã tạo đà cho hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc trả cổ tức (năm 2016) cho các cổ đông ở mức 15%, mở bán những căn hộ cuối cùng tại Dự án Chung cư cao tầng Lạc Hồng Lotus (NO1 – T5), Khu đô thị Ngoại giao Đoàn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thi công khối tầng căn hộ và mở bán mới Dự án Lạc Hồng Lotus Hạ Long (phường Trần Hưng Đạo, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).
Ông Lê Xuân Trường, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Lạc Hồng cho hay, hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị diễn ra bình thường ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới 2017.
Đồng hành cùng hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành bất động sản nhiều năm nay, ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp giờ đây không còn tốn quá nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại giao, lễ hội đầu năm. Các hoạt động này, nếu có, cũng hướng đến việc hợp tác kinh doanh thực chất.
“Với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ, thay vì các hoạt động vui chơi, giải trí như trước đây, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản giờ đây đã biết tận dụng khoảng thời gian đầu năm, khi áp lực công việc chưa nhiều, để thúc đẩy hoạt động còn tồn đọng từ năm trước và triển khai kế hoạch kinh doanh mới.
Điều này cho thấy hoạt động quản trị doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành bất động sản nói riêng, ngày càng chuyên nghiệp hơn, là cơ sở để thị trường phát triển ổn định, bền vững”, ông Đính nhận xét.
Xem chi tiết tại đây.
Triển vọng cho các nhà đầu tư lĩnh vực khách sạn trong năm 2017
Một báo cáo được công bố bởi Tập đoàn Dịch vụ Khách sạn JLL đã đưa ra hàng loạt các thương vụ M&A trong năm 2016 với những giao dịch lớn điển hình như việc Tập đoàn Marriott International mua lại Khu khách sạn và Nghỉ dưỡng Starwood và thương vụ thâu tóm khách sạn Carlson của Tập đoàn du lịch HNA. Xu hướng này dự báo sẽ tiếp tục được diễn ra trong năm nay.
Ông Lauro Ferroni - Phó Chủ tịch Tập đoàn Dịch vụ Khách sạn JLL cho biết: “Các thương hiệu khách sạn sẽ gia tăng giá trị cho nền tảng kinh doanh của họ và cách tốt nhất để phát triển thường là việc mua lại hệ thống điều hành cho việc vận hành và những hợp đồng nhượng quyền. Thêm vào đó, các danh mục đầu tư mà cung cấp đầy đủ các mức độ dịch vụ sẽ thu hút nhà đầu tư nhiều nhất”.
“Chúng tôi kỳ vọng nhìn thấy nhiều hơn sự hợp tác bền vững giữa các nhà điều hành và chủ sở hữu cũng như nhu cầu gia tăng mức cạnh tranh của các nhà đầu tư trong những chiến lược tăng trưởng của họ” – ông Lauro Ferroni cho biết.
Xem chi tiết tại đây.
TP. HCM: Giao dịch bất động sản đạt đỉnh từ năm 2010
Savills Việt Nam vừa báo cáo chỉ số giá bất động sản của Hà Nội và TP.HCM. Theo đó, trong Q4/2016, Tp.HCM có gần 10.200 giao dịch, tăng 36% theo quý và 32% theo năm, cao nhất từ năm 2010.
Cụ thể, tại TP.HCM, trong Q4/2016, chỉ số giá nhà ở khoảng 93, tăng 1 điểm theo quý và 3 điểm theo năm do giá trung bình cao từ những dự án mới mở bán trong năm 2016. Từ năm 2013-2015, chỉ số giá nhà ở không dao động nhiều.
Tỉ lệ hấp thụ khoảng 23%, tăng 4 điểm phần trăm theo quý và 1 điểm phần trăm theo năm. Trong Q4/2016, có gần 10.200 giao dịch, tăng 36% theo quý và 32% theo năm, cao nhất từ năm 2010. Trong khi hạng C tiếp tục hoạt động tốt, chiếm 49% trên tổng lượng giao dịch, hạng B có hơn 4.700 căn được bán, tăng mạnh 60% theo quý và 6% theo năm.
Thị trường căn hộ sẽ đón nhận một lượng lớn nguồn cung tương lai trong 2 năm sắp tới, đặc biệt là phân khúc trung và cao cấp. Vì vậy, chỉ số giá nhà ở được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong những quý sắp tới.
Tại Hà Nội, trong Q4/2016, chỉ số giá nhà ở đạt 104,3 điểm, giảm -1,5 điểm theo quý và -3,9 điểm theo năm do giá thứ cấp giảm bởi sự tăng nhanh của nguồn cung mới. Kể từ giữa năm 2014, chỉ số giá nhà ở tương đối ổn định.
Xem chi tiết tại đây.
Buông lỏng quy hoạch, 12 toà nhà mọc lên "phá nát" khu bán đảo Linh Đàm
Hơn 10 năm trước khi vẽ nên khu đô thị Linh Đàm (Hà Nội), những người làm quy hoạch đã rất tự hào vì xây dựng được một bán đảo đẹp, đáng sống. Nhưng chỉ một vài năm gần đây, quy hoạch khu vực bị buông lỏng, trong phạm vi chỉ có 3 ha đất mà có tới 12 tòa nhà cao tầng mọc lên, phá nát khu bán đảo…
Xem chi tiết tại đây.
Khách hàng mua chung cư còn lắm “thiệt thòi”
Dư luận mấy ngày qua đang quan tâm tới dự án có địa chỉ tại 177 Trung Kính (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Theo giới thiệu về dự án thì đây là một dự án chung cư cao cấp, thuận tiện về giao thông, một mặt hướng ra phía hồ điều hòa, một mặt hướng ra đường lớn nên giá nhà liên tục tăng. Ban đầu mỗi mét vuông căn hộ có giá khoảng 24 triệu đồng/m2, đến khi chuẩn bị hoàn thiện đã lên tới khoảng 35 triệu đồng/m2 căn hộ.
Tuy nhiên, đến khi cư dân về nhận bàn giao nhà mới “tá hỏa” bởi chủ đầu tư không cho đi cổng 177 Trung Kính, mà đẩy cho đi đường Nguyễn Chánh.
Ngoài ra, hiện nay một số chung cư khác trên địa bàn Hà Nội cũng bất bình vì sự bất nhất của chủ đầu tư, nghi ngại về chất lượng công trình và chất lượng dịch vụ. Điển hình như tại dự án CT1 Trung Văn do Vinaconex 3 làm chủ đầu tư, người dân vừa về ở đã xảy ra sự cố sập trần, chủ đầu tư còn dùng phần diện tích chung chuyển đổi thành kiot cho thuê…
Hay tại dự án New Horizon City số 87 Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, người mua nhà phản ánh chủ đầu tư đã tự ý thay đổi màu sơn các tòa nhà mà không thông báo cũng như lấy ý kiến của khách hàng.
Cũng mới đây, khách hàng mua căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Đại Kim, (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cũng bức xúc vì vừa về ở đã xuất hiện nhiều vết nứt tường, không ít nhà bị vỡ đường ống gây thấm nước, tuy là nhà ở xã hội nhưng giá dịch vụ thu cao hơn cả nhiều nhà thương mại, chất lượng dịch vụ rất kém…
Xem chi tiết tại đây.
Sôi động giao dịch đất nền vùng ven TP. HCM
Việc TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương thông qua chủ trương kéo dài tuyến metro là một trong những điểm nhấn quan trọng về hạ tầng giúp cho bất động sản ven TP.HCM phát triển mạnh trong thời gian qua đặc biệt phân khúc đất nền.
Theo ghi nhận của CTCP dịch vụ bất động sản EximRS, trong 3 tháng gần đây, số lượng giao dịch đất nền tăng gần 40% so với các tháng trước đó. Hiện chưa thể dự đoán chính xác nguồn cung năm 2017 tuy nhiên, với đà này, dự kiến đất nền sẽ tiếp tục là điểm sáng của thị trường năm 2017 cả về nguồn cung và lượng giao dịch.
Qua các đợt mở bán của các dự án vùng ven có thể thấy sự quan tâm của rất nhiều khách hàng. Theo nhiều chuyên gia, những dự án đất nền vùng ven hiện chỉ phù hợp với những người có nhu cầu ở thực, còn các nhà đầu tư "lướt sóng" mong muốn kiếm lợi nhuận sẽ khó khi nguồn cung phân khúc này dự báo khá dồi dào.
Xem chi tiết tại đây.