Aa

Bất động sản 24h: "Khẩu vị" mới của giới đầu tư bất động sản

Thứ Năm, 22/10/2020 - 10:45

"Khẩu vị" mới của giới đầu tư bất động sản; Con người không bao giờ chấp nhận nguyên tắc "bảo tồn đông cứng"; Hà Nội: Nghịch lý giá đất ven đô... là tin tức đáng quan tâm 24h qua.

"Khẩu vị" mới của giới đầu tư bất động sản

Dù dịch Covid-19 chưa hoàn toàn được kiểm soát nhưng dường như tâm lý của nhà đầu tư (NĐT) đã ổn định hơn so với cách đây vài tháng. Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường BĐS cuối năm sẽ nhộn nhịp hơn.

Ở góc nhìn lạc quan, những người trong cuộc vẫn dự báo những tín hiệu tốt về thị trường nhà đất giai đoạn cuối năm. Đây cũng là thời điểm NĐT sẵn sàng hơn với việc "xuống tiền" dĩ nhiên vẫn còn tâm lý thận trọng.

Ông Nguyễn Thái Bình, CEO Đông Tây Land cho biết, dù dịch bệnh nhưng một số dự án căn hộ của chủ đầu tư uy tín vẫn ra hàng khá tốt. Một năm đứng nhìn đại dịch những NĐT địa ốc đã cảm thấy "khó chịu". Theo đó, từ giờ đến cuối năm có thể là thời điểm để họ phải giải ngân. Người mua cũng nhìn được sự nhộn nhịp trở lại của thị trường địa ốc thường diễn ra ở giai đoạn cuối năm nay nên họ càng có động lực.

Xem chi tiết tại đây

Con người không bao giờ chấp nhận nguyên tắc "bảo tồn đông cứng"

Đối với câu chuyên bảo tồn và phát triển tại các khu di sản, khu thiên nhiên, trước hết cần nhận thức rõ vai trò, giá trị, tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên với sự tồn tại của con người để có cách ứng xử đúng. Tự nhiên hay môi trường thiên nhiên là “không gian sinh tồn” không thể thiếu cho các loài sinh vật nói chung và nhân loại nói riêng.

Môi trường thiên nhiên là nguồn sống, cung cấp nguyên liệu cho con người thực hiện quá trình sản xuất ra của cải vật chất cũng như sản phẩm văn hóa phục vụ cho các hoạt động sống của con người và góp phần thúc đẩy sự phát triển các nền văn minh của nhân loại. Thiên nhiên cũng là “bể chứa” giúp con người xử lý các loại chất thải do con người tạo ra trong quá trình sống, lao động sản xuất trên trái đất này.

Người Pháp đã từng xây dựng ở đây một khu biệt thự như là một “thị trấn” trong mây, song hiện tại, chúng đang tồn tại dưới dạng phế tích kiến trúc. Do đó, không nên đặt vấn đề phục hồi toàn bộ cảnh quan văn hóa như nó vốn có. Tuy nhiên, có thể lựa chọn khu vực thích hợp có khả năng phục dựng lại một số biệt thự để phục vụ cho nhu cầu du lịch sinh thái cao cấp.

Theo quan điểm hiện tại, bảo tồn di sản văn hóa phải phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững. Di sản đến từ quá khứ nhưng phải gắn với hiện tại, đáp ứng tốt nhu cầu của con người. Tạo lập sự “cân bằng động” giữa bảo tồn và phát triển, giữa văn hóa và môi trường thiên nhiên là cái đích phải hướng tới. Bảo tồn di sản để tạo cơ hội hưởng thụ và sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới. Con người không bao giờ chấp nhận nguyên tắc “bảo tồn đông cứng”.

Xem chi tiết tại đây

Thủy điện trong “cơn bão” công luận!

Lại một cơn bão nữa đi vào Biển Đông và có nguy cơ đi vào các tỉnh miền Trung, nơi đã và đang chịu quá nhiều vất vả trong những cơn lũ lịch sử. Đau thương, mất mát đang chồng chất ở những vùng quê nghèo...

Lẽ đương nhiên, con người phải đi tìm nguyên nhân tại sao thiên nhiên ngày càng như quay lưng với những sinh linh đang tồn tại trên trái đất này, và câu trả lời dường như đã được tìm thấy sẵn ở mọi lúc, mọi nơi, đó là việc con người đã dần dần quay lưng với thiên nhiên từ lâu rồi, nay chỉ là tự gánh lấy hậu quả của nó mà thôi! Nào là hiệu ứng nhà kính, nào là băng tan, nào là thủy triều dâng, nào là siêu bão...

Trong trận lũ liên tiếp ở miền Trung những ngày này, trên phương tiện thông tin đại chúng đã có nhiều ý kiến đổ cơn giận dữ lên các công trình thủy điện, bởi lẽ, đang lúc phía hạ du ngập trong nước thì phía thượng du, các công trình thủy điện lại xả nước, khiến cho lũ chồng lũ. Phần nữa, muốn xây dựng các công trình thủy điện thì người ta đã phải phá đi một diện tích rừng không nhỏ, khiến môi trường sinh thái bị biến dạng, nước mưa không được lưu giữ tự nhiên, cứ dốc thẳng về xuôi, thế là gây ra lũ ống, lũ quét...

Xem chi tiết tại đây

HoREA đề xuất sửa Luật nhà ở, Luật kinh doanh BĐS để công nhận hoạt động cho thuê căn hộ theo giờ, ngày là hợp pháp

Ngay từ năm 2018, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đã báo cáo Bộ Xây dựng về phương thức kinh doanh cho thuê nhà ngắn hạn (theo giờ, buổi, ngày, vài ngày, hoặc 1-2 tuần…), dưới hình thức "chia sẻ phòng thuê", sử dụng dịch vụ Airbnb, mà Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014 chưa tiên lượng, nên chưa có khung pháp luật để điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho thuê nhà này.

Thực hiện phương thức cho thuê này, thì căn nhà, căn hộ cho thuê được trang bị đầy đủ các tiện ích, tương tự như "phòng khách sạn có bếp", mà người thuê nhà tự phục vụ trong thời gian thuê.

Cũng theo HoREA quy định cấm "sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở", có một số bất cập. Ngoài ra, còn có việc không cho phép đăng ký kinh doanh khởi nghiệp tại căn hộ chung cư (đối với cả các doanh nghiệp "siêu nhỏ" có dưới 05 lao động và sử dụng công nghệ thông tin, không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng), đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ sở hữu căn hộ chung cư, nên trong 6 năm qua, Hiệp hội đã nhiều lần có ý kiến đề nghị Bộ Xây dựng trình Chính phủ và Quốc hội xem xét sửa đổi cho phù hợp với thực tế cuộc sống.

Xem chi tiết tại đây

Hà Nội: Nghịch lý giá đất ven đô

Thị trường bất động sản Hà Nội bắt đầu xuất hiện tình trạng đầu cơ, đẩy giá đất tại các quận, huyện ven đô lên cao sau khi đợt dịch thứ hai tạm lắng xuống. Điều này đã làm chùn bước chân của các nhà phát triển bất động sản.

Tình trạng phát triển dự án bất động sản tại Hà Nội trong khoảng thời gian 2- 3 năm trở lại đây rất ì ạch. Gần như không có dự án mới được phê duyệt đầu tư ở giai đoạn này. Các dự án đã được khởi công ở giai đoạn trước từ từ nhỏ giọt cung cấp sản phẩm cho thị trường bất động sản TP. Hà Nội.

Số liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) mới đây cho biết, trung bình nguồn cung mới ra thị trường chỉ đạt khoảng hơn 2 ngàn sản phẩm/quý. Đây là con số quá nhỏ cho một thành phố có gần mười triệu dân.

Thị trường cũng xuất hiện nghịch lý giá đất trong một số dự án được đầu tư cơ sở hạ tầng hàng chục năm vẫn loanh quanh ngưỡng 30-40 triệu đồng/m2, nhưng đất trong làng không được đầu tư cơ sở hạ tầng tương xứng đô thị đã có giá chào bán từ 20-30 triệu đồng /m2.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top