Aa

Bất động sản 24h: Không để xảy ra “sốt” giá nhà ở

Thứ Ba, 19/05/2020 - 11:00

Hà Nội có thêm 10 dự án nhà ở được bán cho người nước ngoài; Không để xảy ra “sốt” giá nhà ở; Thị trường bất động sản phục hồi sau đại dịch... là tin tức nóng 24h qua.

Hà Nội có thêm 10 dự án nhà ở được bán cho người nước ngoài

Trong danh sách 10 dự án nhà ở cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu theo công bố của Sở Xây dựng Hà Nội có 5 dự án tại quận Hà Đông.

Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách 10 dự án nhà ở cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu. Trong đó, có 5 dự án nằm tại quận Hà Đông gồm:

Dự án đầu tư xây dựng khu C - Khu đô thị mới Kiến Hưng (phường Kiến Hưng) có chủ đầu tư là liên danh Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị Kiến Hưng, Công ty CP Đầu tư phát triển Tín Phú và Công ty CP Đầu tư phát triển Hợp Phú.

Công trình nhà ở cao tầng tại lô đất ký hiệu CT6 (khối A và B) - Khu đô thị mới Dương Nội (khu A), phường Dương Nội có chủ đầu tư là Công ty CP Tập đoàn Nam Cường Hà Nội;

Dự án Khu đô thị mới Văn Khê mở rộng (phường La Khê) có chủ đầu tư là Công ty CP Sông Đà - Thăng Long.

Tòa nhà hỗn hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tại thửa đất ký hiệu 14, lô VIII, Khu trung tâm hành chính quận Hà Đông (phường Hà Cầu) có chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Thịnh.

Chung cư cao tầng thuộc dự án Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn - Park City (phường La Khê) có chủ đầu tư là Công ty CP Phát triển đô thị quốc tế Việt Nam.

5 dự án còn lại nằm tại các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy và Nam Từ Liêm. 

Xem chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản phục hồi sau đại dịch

Bắt đầu từ bức tranh chung của kinh tế thế giới, dịch Covid-19 đã làm gãy đứt chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này có tác động không nhỏ đến nền kinh tế mỗi quốc gia và lĩnh vực bất động sản phải chịu tác động mạnh mẽ nhất. Đây chính là cơn bão hoàn hảo về việc dịch chuyển các nhà máy từ Trung Quốc sang các nơi khác, trong đó Việt Nam là địa bàn ưu tiên và được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Theo dự đoán của các chuyên gia, khi dịch bệnh được kiểm soát cũng là lúc các chủ đầu tư đồng loạt "bung" hàng và đưa ra nhiều chính sách bán hàng linh hoạt nhằm thu hút các nhà đầu tư quay trở lại thị trường.

Theo báo cáo quý I/2020 của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường quý I đã ghi nhận tổng sản phẩm chào bán trên cả nước (gồm cả hàng tồn kho và mới mở bán) đạt 53.236 sản phẩm. Giao dịch đạt 7.641 sản phẩm, tỷ lệ hấp thụ 14%.

Việc doanh nghiệp lấy dự án chủ yếu thông qua hình thức đấu giá đất là yếu tố quan trọng đẩy mặt bằng giá đất lên cao. Trước thực tế quỹ đất ngày càng hạn chế, khung giá đất tăng, thủ tục pháp lý triển khai bị siết chặt, giải phóng mặt bằng khó khăn, nguồn cung giảm... sẽ là những yếu tố thúc đẩy nhà đầu tư nhanh chóng quay trở lại thị trường.

Tại TP.HCM, theo thống kê từ đơn vị phân phối bất động sản DKRA Việt Nam, trong quý thị trường đã cung cấp khoảng 175 nền, giảm đến 74% so với nguồn cung mới của quý trước (khoảng 677 nền) và giảm 32% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là quý có nguồn cung cấp thấp nhất kể từ năm 2015 đến nay. Tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới đạt 81% (khoảng 142 nền), giảm 77% so với lượng tiêu thụ của quý trước.

Xem chi tiết tại đây

Bất động sản Thanh Hóa: Nhà đầu tư xin cơ chế để "phá băng" hậu Covid

Sau 4 tháng vật lộn với đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản Thanh Hóa rơi vào trạng thái "đóng băng". Nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp rất nhiều khó khăn thậm chí phải cho nhân viên nghỉ việc hoặc đóng cửa, "sống cầm hơi" để chờ tín hiệu mới của thị trường. Nhiều nhà đầu tư “mắc kẹt” với số nợ tiền sử dụng đất lớn, trong khi tính thanh khoản của thị trường thì mờ mịt.

Theo ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Thanh Hoá, những năm qua, do sự phát triển nhanh về kinh tế, tốc độ đô thị hóa tăng dần, nên thị trường bất động sản Thanh Hoá có đà tăng trưởng mạnh. Nhiều dự án chỉ trong thời gian ngắn đã có giá giao dịch cao gấp nhiều lần giá ban đầu, chẳng hạn các mặt bằng 530, 2125 (P. Đông Vệ), Khu đô thị Đông Hải...

Tương tự, một dự án tuy quy mô không lớn nhưng cũng gặp những khó khăn không nhỏ là dự án Khu thương mại và nhà phố Eden của Công ty Cổ phần Liên Kết Việt (Vietlink) tại phường Nam Ngạn và Đông Thọ. Tổng số tiền sử dụng đất đơn vị phải nộp sau khi xác định lại nghĩa vụ tài chính lên đến 58 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Công ty cũng chưa thể hoàn thành hết nghĩa vụ tài chính vì ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.

Theo ông Trịnh Xuân Tráng – Chủ tịch HĐQT Công ty Liên Lết Việt, dù gặp khó khăn bởi đại dịch nhưng Công ty đang tích cực dồn lực triển khai hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ thi công với chất lượng cao nhất, quyết tâm xây dựng một khu đô thị khác biệt ở Thanh Hoá với hy vọng, ngay sau khó khăn sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường với sản phẩm tốt.

Xem chi tiết tại đây

Từ hồi chuông Covid-19: Căn hộ bảo vệ sức khỏe bùng nổ

Cú sốc Covid-19 đã khiến thị trường bất động sản có những thay đổi đáng kể. Khách hàng chú trọng đến những căn hộ có nhiều tiện ích đảm bảo sức khỏe, xu hướng căn hộ “tự động hóa” đầu tư công nghệ, hạn chế tiếp xúc vật lý được quan tâm nhiều hơn.

Căn hộ sức khỏe không phải dòng sản phẩm khan hiếm hay mới xuất hiện trên thị trường. Loại hình sản phẩm này xuất hiện vào khoảng 2015, phát triển rầm rộ năm 2017-2018, hầu hết đầu tư chú trọng vào mảng xanh để thanh lọc không khí, hạn chế bụi bẩn.

Điển hình có thể kể đến như: Diamond Lutus, Green Star Sky Garden… Những dự án về sau được chú trọng đầu tư nhiều hơn về sức khỏe như hệ thống máy lọc không khí, sơn kháng khuẩn, các tiện ích thể dục thể thao Aqua gym, hồ sục nước ấm.

Xem chi tiết tại đây 

Không để xảy ra “sốt” giá nhà ở

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường nhà ở của Công ty TNHH Jones Lang Lasalle Việt Nam (JLL Việt Nam), lượng căn hộ bán ra trong quý I-2020 tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạt 1.980 căn, thấp hơn một nửa so với quý IV-2019, tỷ lệ bán thấp nhất kể từ giữa năm 2017 đến nay. Giá bán căn hộ bình quân ở mức 2.452 USD/m2, giảm 15% so với quý trước. Số liệu này khiến nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản bất ngờ.

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh nhận định, hiện đang có sự lãng phí trong đầu tư bất động sản nhà ở. Nhiều dự án chủ đầu tư xây dang dở rồi ngưng thi công, có dự án chủ đầu tư bỏ hoang phế nhiều năm không khởi động lại. “Thành phố đã yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền rà soát các dự án bị ách tắc, vướng pháp lý, tìm giải pháp tháo gỡ. Bên cạnh đó, thành phố ưu tiên tháo gỡ các dự án nhà ở xã hội, nhà ở phân khúc bình dân để khởi động lại phục vụ người có thu nhập không cao ở đô thị, tạo điều kiện để bà con an cư lạc nghiệp”, ông Võ Văn Hoan cho hay.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top