Aa

Bất động sản 24h: “Lúc nhiều người quan ngại về thị trường là lúc lựa chọn BĐS tốt nhất”

Thứ Sáu, 08/01/2021 - 10:30

“Lúc nhiều người quan ngại về thị trường là lúc lựa chọn BĐS tốt nhất”; Hiệu ứng lan tỏa của thị trường bất động sản; Tp.HCM sẽ ưu tiên chung cư cao tầng dọc tuyến metro... là tin tức đáng quan tâm 24h qua.

“Lúc nhiều người quan ngại về thị trường là lúc lựa chọn BĐS tốt nhất”

Đó là khẳng định của ông Phạm Lâm, Chủ tịch DKRA Vietnam tại báo cáo toàn cảnh thị trường BĐS nhà ở TP.HCM và vùng phụ cận 

Theo ông Lâm, trong năm 2021 triển vọng về thị trường BĐS vẫn rất lạc quan. Tâm lý xem BĐS vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn, khó tìm được kênh nào tốt hơn.

"Lúc mà nhiều người quan ngại về thị trường BĐS chính là lúc chúng ta lựa được BĐS tốt nhất", ông Lâm nhấn mạnh.

Ngoài ra, vị chuyên gia này cho rằng, BĐS nghỉ dương chính là cơ hội rất lớn của Việt Nam trong tương lai. Những thị trường an toàn nhất luôn được quan tâm.

Trong buổi báo cáo, ông Lâm cũng chỉ ra những lực đẩy cho thị trường BĐS năm 2021.

Xem chi tiết tại đây

Hiệu ứng lan tỏa của thị trường bất động sản

Một trong những kết quả bất ngờ của Đề tài khoa học: "Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam: Vai trò và khuyến nghị chính sách" được Hiệp hội Bất động sản Việt Nam công bố chiều ngày 5/1/2021, đó là quy mô đóng góp của thị trường bất động sản đối với nền kinh tế quốc gia lớn hơn nhiều so với phương pháp phân tích và thống kê “cổ truyền” từ trước đến nay.

Theo kết quả của Đề tài nghiên cứu, đóng góp của thị trường bất động sản (nhóm nghiên cứu tính toán theo nghĩa mở rộng và ISIC) trong GDP năm 2019 là 7,62%, cao hơn mức mà Tổng cục Thống kê công bố là 4,51%. Có thể thấy, chưa kể đến bất động sản gián tiếp trong ngành xây dựng thì phần trăm đóng góp của bất động sản cũng khoảng 10,49% GDP (năm 2019). 

Nếu tính thêm nhân tố vốn là đất, đóng góp của bất động sản (gồm bất động sản mở rộng + bất động sản theo ISIC năm 2019) chiếm tới 13,6% GDP. Có thể ước tính tỷ trọng bất động sản đóng góp vào tổng giá trị tăng thêm của khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 14,88%. Qua đó có thể thấy 2 vấn đề, một là định giá bất động sản và hai là luồng tiền giữa ngân hàng và bất động sản chính là huyết mạch của nền kinh tế.

Xem chi tiết tại đây

“Cơ hội cho thị trường BĐS 2021 rất lớn nhưng rủi ro pháp lý vẫn kề cận”

Đó là nhận định của GS.TSKH. Đặng Hùng Võ khi bàn về câu chuyện cần khơi thông điểm nghẽn pháp lý, tạo xung lực mới cho BĐS 2021.

Theo GS.TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, khung pháp lý cho bất động sản hiện còn có nhiều khoảng trống làm chững lại thị trường bất động sản và thực tế thị trường vốn đã bị tác động từ trước khi có đại dịch Covid-19. 

 “Trong 2 năm 2019 và 2020, số dự án tại TP.HCM và Hà Nội giảm đi 10 lần”, ông Võ cho biết.

Bên cạnh đó, theo ông Võ, việc nhìn bất động sản ở các điểm du lịch dưới góc độ nghỉ dưỡng đang làm mất đi giá trị đa năng của loại hình này. Trong khi nếu nhìn tích cực, đây có thể là ngôi nhà thứ hai, tài sản sở hữu, hoặc sử dụng để ở.

“Bất động sản du lịch kiểu mới như condotel, shophouse... gặp rối ở giấy chứng nhận sử dụng đất và thời gian sử hữu chỉ 50 năm. Điều này vô tình khiến tâm lý nhà đầu tư không mấy mặn mà. Bởi họ muốn hưởng ưu đãi như đất ở.

Hiện nay phân khúc nghỉ dưỡng vẫn phát triển nhưng bằng nguồn lực của các ông lớn là chính. Những rủi ro pháp lý đang khiến những nhà đầu tư thứ cấp dần xa lánh, hoặc đầu tư nhỏ giọt chờ thị trường nóng lên”, vị chuyên gia nói thêm.

Xem chi tiết tại đây

Bất động sản đất nền vẫn là kênh đầu tư hàng đầu trong năm 2021

Theo DKRA, năm 2020, thị trường BĐS nhà ở TP.HCM duy trì đà sụt giảm từ năm 2019 ở hầu hết các phân khúc. Đáng chú ý, BĐS nghỉ dưỡng rơi vào trạng thái "ngủ đông". Trong khi đó, vùng phụ cận Bình Dương, Đồng Nai… lại có sự phát triển đáng kể, đặc biệt là đất nền.

hị trường đất nền vùng phụ cận tiếp tục chiếm giữ vị thế chủ lực trong tổng nguồn cung do quỹ đất sạch tại TP.HCM ngày càng khan hiếm. Tỉnh Bình Dương dẫn đầu nguồn cung với khoảng 43% nguồn cung mới toàn thị trường (5.627 nền). Tại TP.HCM, nguồn cung mới đến từ 7 dự án (564 nền), bằng 33% so với năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 59% (khoảng 334 nền), bằng 21% so với năm 2019.

Mặt khác, nguồn cung mới về phân khúc căn hộ tập trung ở TP.HCM và Bình Dương. Thành phố, vùng phụ cận ghi nhận khoảng 88 dự án mở bán (khoảng 30.042 căn) trong năm qua, tập trung chủ yếu ở TP.HCM và Binh Dương. Lượng tiêu thụ đạt khoảng 26.313 căn, chiếm xấp xỉ 87,6% nguồn cung mới. Bình Dương nổi lên là tâm điểm cùa thị trường căn hộ với hàng loạt dự án mở bán, cung ứng khoảng 10.526 căn, chiếm 35,1% tổng nguồn cung mới.

Xem chi tiết tại đây

TP.HCM sẽ ưu tiên chung cư cao tầng dọc tuyến metro

Cụ thể, đối với khu vực 6 quận nội thành phát triển (bao gồm quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức và Bình Tân) sẽ ưu tiên phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn (như tuyến metro số 1 tại các quận 2, Thủ Đức, quận 9) hoặc các khu vực có kế hoạch thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương ứng. Ưu tiên phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu nhà ở của các nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội.

Khu vực 5 huyện ngoại thành (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ) sẽ ưu tiên phát triển nhà theo dự án tại các thị trấn, khu dân cư nông thôn và khu vực đã có hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối đồng bộ với những tuyến giao thông chính; phát triển các khu du lịch kết hợp sinh thái nghỉ dưỡng, khu đô thị mới, khu đô thị vệ tinh.

Riêng đối với khu vực trung tâm hiện hữu (quận 1 và 3) sẽ hạn chế phát triển các dự án mới đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng đến năm 2025. Tương tự, các quận 4, 5, 6, 11 và Phú Nhuận là những quận có dân số giảm trong 10 năm trở lại đây nên cũng hạn chế chấp thuận chủ trương thực hiện các dự án đầu tư xây dựng chung cư cao tầng.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top