Dân chung cư nơm nớp lo cháy nhà như quán karaoke
Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) TP Hà Nội vừa công bố danh sách 18 công trình vi phạm về công tác phòng cháy chữa cháy. Đây là lần thứ ba Cảnh sát PCCC TP Hà Nội công khai các công trình xây dựng không đảm bảo an toàn về PCCC.
Điều đáng nói, dù vi phạm nghiêm trọng an toàn PCCC nhưng những chung cư này vẫn ngang nhiên hoạt động, ẩn chứa hiểm họa khôn lường. Cư dân sống ở những chung cư này càng lo lắng sau vụ hỏa hoạn xảy ra tại quán karaoke trên phố Trần Thái Tông làm 13 người thiệt mạng.
Trong số 18 tòa nhà vi phạm, có thể kể đến 1 số dự án điển hình như: Tòa nhà 143 Trần Phú, phường Văn Quán; chung cư CT12 Văn Phú, phường Phú La; tòa nhà Bắc Hà Lucky 30 Phạm Văn Đồng; Chung cư N09B2 (Khu đô thị mới Dịch Vọng, phường Dịch Vọng)…
Xem chi tiết bài tại đây.
Thị trường BĐS: "Khát" căn hộ bình dân
Dù thị trường Hà Nội trong những tháng vừa qua liên tiếp đón nhận các dự án nhà ở giá bình dân được mở bán, nhưng so với nhu cầu đang rất cao, nhất là vào mùa cao điểm mua nhà cuối năm, lượng cung này xem ra vẫn không đủ.
Trao đổi với báo chí, đại diện một số sàn môi giới cho biết, dòng sản phẩm chung cư bình dân sẽ còn tiếp tục hấp dẫn hơn vào thời điểm cuối năm, khi các chương trình ưu đãi lãi suất, chương trình khuyến mại, quà tặng được nhiều chủ đầu tư áp dụng trong mùa cao điểm này.
Tuy có lực cầu rất lớn, nhưng số lượng những dự án như trên khá hạn chế và khả năng nguồn cung tăng đột biến trong thời gian tới là không dễ. Do đó, phân khúc nhà ở giá bình dân tiếp tục là mục tiêu săn đón của nhiều người mua nhà, nhất là những người có nhu cầu mua nhà để ở.
Xem chi tiết bài tại đây.
Quảng cáo BĐS: “Cuộc chiến” trên từng gốc cây, cột điện
Cuối năm, thị trường BĐS ấm lên khiến cuộc đua thị phần của các công ty phân phối dự án nóng hơn bao giờ hết. Dọc các tuyến đường trên địa bàn Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh các gốc cây, cột điện, hàng rào chắn được phủ kín đủ thứ bảng biểu, dòng chữ quảng cáo bán BĐS.
Tuy nhiên, việc các mẫu quảng cáo này thường dán chồng lấn lên nhau trên cột điện hoặc treo trên các thân cây… đang khiến nhiều tuyến phố trở nên nhếch nhác, bộ mặt đô thị xấu xí.
Xem chi tiết bài tại đây.
Giải mã làn sóng Nam tiến của nhà đầu tư phía Bắc
Liên quan đến trào lưu Nam tiến của các nhà đầu tư phía Bắc, ông Phan Xuân Cần - Chủ tịch Công ty tư vấn bất động sản SohoVietnam nhận định xu hướng này không phải đến nay mới xuất hiện mà mang tính lịch sử, có từ nhiều năm trước.
Ông cho rằng, cách đây nhiều năm nhiều người dân Hải Phòng khi đi làm ăn theo các tàu viễn dương và trở nên khá giả đã có cuộc di dân vào TP HCM. Sau đó trào lưu này lan rộng đến những thành phố khác ở miền Bắc. Do đó, theo ông Cần, khoảng 70-80% khách sạn hạng 2-3 sao tại TP HCM là thuộc sở hữu nhà đầu tư gốc miền Bắc. Và ông cho rằng, hiện xu hướng đó vẫn tiếp diễn trong bối cảnh thị trường bất động sản TP HCM bộc lộ nhiều ưu điểm hơn.
“TP HCM có kinh tế sôi động, hoạt động kinh doanh và giá cho thuê tốt hơn Hà Nội, trong khi đó giá tài sản lại rẻ hơn, cùng một mức đầu tư nhưng có nhiều lựa chọn hơn. Nếu dựa trên việc cho thuê bất động sản tại TP HCM có thể mang về mức sinh lời từ 6,5-7,5% một năm, một mức gấp rưỡi so với thị trường Hà Nội với 4-4,5%”, chuyên gia này nhận định.
Xem chi tiết bài tại đây.
Thay đánh thuế căn nhà thứ hai bằng đánh thuế giá trị đất?
Đề xuất của Bộ Tài chính đánh thuế khi mua căn nhà thứ hai tại Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Cơ quan này cho rằng, chính sách nhằm bảo đảm tăng thu cho ngân sách Nhà nước, góp phần bình ổn thị trường bất động sản, hạn chế tình trạng đầu cơ lãng phí nhà ở.
Xem chi tiết bài phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu về vấn đề này tại đây.