Phân khúc nhà ở liền đất tạo "sóng" cuối năm
Theo báo cáo mới nhất của các công ty nghiên cứu thị trường, phân khúc sản phẩm đất nền và nhà liền đất tại TP.HCM đang tạo được lợi thế so với phân khúc căn hộ. Lý do là bởi các doanh nghiệp BĐS đang muốn tập trung vào các phân khúc tạo ra dòng tiền nhanh, ổn định, tránh tình trạng chôn vốn và bị động về tài chính.
Xem chi tiết bài tại đây.
Tỷ trọng đầu tư trực tiếp vào bất động sản tại Châu Á tăng chóng mặt
Chiều 18/10, ông Judy Pang, quản lý Bộ phận Truyền thông CBRE Châu Á cho biết, tỷ trọng đầu tư trực tiếp vào bất động sản tại Châu Á bởi các nhà đầu tư nước ngoài tăng từ 1,4 tỉ USD trong năm 2009 lên 9,6 tỉ USD trong năm 2015.
Theo thống kê, trong nửa đầu năm 2016, đầu tư trực tiếp vào bất động sản tại châu Á bởi các nhà đầu tư nước ngoài ghi nhận đạt 4,7 tỷ USD.
Xem chi tiết bài tại đây.
Địa ốc cuối năm đầu tư vào đâu để sinh lợi cao nhất?
Thị trường địa ốc đã bước vào quý IV/2016, đây cũng là thời điểm kinh doanh sôi động nhờ dòng tiền cuối năm. Tuy nhiên, phân khúc nào sẽ tăng trưởng, bỏ tiền vào đâu để sinh lời tốt… vẫn là câu hỏi khó với nhiều khách hàng.
Xem chi tiết bài tại đây.
Quý IV/2016: Thị trường sắp chào đón loạt dự án “khủng” phân khúc nhà ở thấp tầng
Thị trường BĐS Hà Nội quý III/2016 vừa khép lại với sự ấm dần lên của phân khúc nhà ở thấp tầng (biệt thự, liền kề, nhà phố). Dự kiến trong thời gian tới, phân khúc này sẽ liên tục xuất hiện nhiều dự án “khủng” của các “ông lớn” trong ngành BĐS.
Xem chi tiết bài tại đây.
Chủ tịch Nguyễn Trần Nam: "Nhiệm kỳ này tôi đặt mục tiêu cho ra đời Quỹ đầu tư bất động sản"
Ông Nguyễn Trần Nam - người vừa tái đắc cử chức Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhiệm kỳ IV (2016 – 2021) cho rằng, trong thời gian tới, Hiệp hội sẽ tìm kiếm nguồn vốn lành mạnh để tạo điểm tựa cho thị trường.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam chia sẻ: Hiện, đa số doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam có vốn không quá 1.000 tỷ đồng mà phần lớn chỉ có vốn chủ sở hữu khoảng từ 15 đến 20% tổng mức đầu tư dự án, còn lại là vốn vay ngân hàng. Chưa kể, thực trạng ở Việt Nam rất nhiều người mua nhà chỉ có một phần vốn đối ứng, đến khi thiếu tiền lại gõ cửa ngân hàng, trong khi, vốn từ ngân hàng chỉ là nguồn ngắn hạn.
Thực tế chứng minh, cách đây vài năm, khi ngân hàng siết vốn khiến thị trường bất động sản bế tắc, nhiều nhà đầu tư bị chôn vốn, nền kinh tế lãnh hậu quả. Vì vậy, nguồn vốn cho bất động sản là yếu tố then chốt.
Hiện chúng ta vẫn chỉ đang huy động từ 3 nguồn vốn là từ người dân, doanh nghiệp và hệ thống tín dụng. Nếu theo thông lệ quốc tế thì điều này chưa đủ. Do đó, cần có quỹ tài chính mới, thúc đẩy vốn thị trường bất động sản dồi dào, minh bạch hơn…
Quỹ bất động sản này như một quỹ tín thác bất động sản đứng ra gom tiền dưới hình thức phát hành chứng chỉ trong dân cho các nhà đầu tư. Khác với chứng chỉ thông thường, chứng chỉ đầu tư bất động sản giống như cổ phiếu có thể mua đi bán lại nên tính thanh khoản cao và có cơ chế chia cổ tức hàng năm…
Xem chi tiết bài tại đây.
Lời khuyên từ chuyên gia cho người trẻ khi mua nhà
Để có thể an cư lập nghiệp, bên cạnh sự tạo điều kiện từ phía Nhà nước, các ngân hàng và các chủ đầu tư đưa ra chính sách dành cho khách hàng trẻ, người trẻ cũng cần có sự nỗ lực riêng.
Với những người mua nhà lần đầu, với tài chính chưa có nhiều tích lũy, vay tiền mua nhà hay tiếp tục ở thuê là quyết định bước ngoặt. Những thách thức, khó khăn cũng như giải pháp cho vấn đề này, đã được các chuyên gia, doanh nghiệp “mổ xẻ”, trong hội thảo về “Giải pháp đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khách hàng trẻ”, vừa diễn ra.
Xem chi tiết bài tại đây.