Những điều ít biết về doanh nghiệp BĐS "tỷ đô" sắp lên sàn
Hôm qua (28/12/2016), cổ phiếu NVL của Tập đoàn Novaland đã chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) với giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 50.000 đồng/cp. Với gần 590 triệu cổ phiếu phổ thông được niêm yết, tính theo giá tham chiếu chào sàn là 50.000 đồng/cp, vốn hóa của Novaland sẽ lên đến gần 29.500 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,3 tỷ USD.
Novaland là doanh nghiệp BĐS tăng vốn nhanh. Công ty đã có 12 lần tăng vốn điều lệ trong 9 năm, từ 600 tỷ đồng đến nay đã lên con số 5.963 tỷ đồng. Hiện tại, Novaland có 40 công ty con và 6 công ty liên kết. Về đợt phát hành cổ phiếu lần này, Novaland cho biết phần lớn nguồn tiền thu được sẽ được dùng để phát triển một số dự án (hiện tại và dự án mới). Một phần để bổ sung nguồn vốn lưu động, nguồn vốn dự phòng và có thể thanh toán bớt các khoản nợ hiện hữu của công ty.
Xem thêm tại đây.
“Không thể chối bỏ việc Hà Nội tắc đường do chung cư dày đặc”
Tiếp tục chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, chiều 28/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chính phủ nghe báo cáo của Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung về tình hình kinh tế xã hội của Thủ đô.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, trong thời gian qua Hà Nội làm được nhiều việc tốt, kết quả cụ thể là cải cách hành chính, tinh giảm biên chế, sắp xếp bộ máy, thu ngân sách đạt tốt, thu hút đầu tư tốt kể cả trong và ngoài nước, quan tâm đến các lĩnh vực xã hội, giải quyết các vấn đề về trường lớp, đến chính sách người có công…
Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý vấn đề đang nổi lên với thành phố là vấn nạn ùn tắc giao thông.
“Tôi và anh Chung cùng xuống hiện trường mấy lần rồi, nguyên nhân quan trọng chúng ta không thể không nói đến là việc cho xây quá dày đặc các chung cư cao tầng trong các quận nội đô. Đây là một việc không phù hợp”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp Chính phủ cuối cùng của năm 2016, tổ chức trực tuyến tới 63 tỉnh thành.
Xem thêm tại đây.
BĐS Quảng Ninh: “Mỏ vàng” hút khách cuối năm
Hai năm trở lại đây, Quảng Ninh thật sự trở thành mảnh “đất vàng” thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tìm đến nghiên cứu, tìm hiểu và triển khai thực hiện các “siêu dự án” trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Riêng hai năm 2015, 2016 tỉnh Quảng Ninh thu hút hơn 100 dự án BĐS với tổng vốn đầu tư khoảng hơn 100.000 tỷ đồng.
Trong năm 2016, cùng với tín hiệu phục hồi sức mua từ khách hàng, nhiều doanh nghiệp BĐS đã chủ động phân phối nhiều dòng sản phẩm. Bên cạnh phân khúc nhà ở giá rẻ còn đẩy mạnh cung ứng các dự án BĐS nghỉ dưỡng hay các khu đô thị mới dành cho người thu nhập cao.
Xem thêm tại đây.
Hà Nội chi 884 tỷ đồng "mở" đường Đông Dư – Dương Xá
UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đông Dư - Dương Xá, huyện Gia Lâm với số tiền lên đến 884 tỷ đồng.
Theo quyết định vừa được phê duyệt, quy mô đầu tư xây dựng dự án trên gồm: Giải phóng mặt bằng theo đúng chỉ giới đường đỏ đã được phê duyệt, đắp nền đường tính đến chân taluy, chiều dài toàn tuyến hơn 4.350m... Tổng diện tích sử dụng đất khoảng 157.000m2.
Dự án có tổng mức đầu tư khái toán là 884,383 tỷ đồng, trong đó: Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 305,036 tỷ đồng, xây dựng 446,386 tỷ đồng… từ nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất ô TQ5, Thị trấn Trâu Quỳ. Dự án do UBND huyện Gia Lâm làm chủ đầu tư, thời gian thực hiện từ 2016-2018.
Xem thêm tại đây.
Những tòa nhà tái định cư bỏ hoang: Lãng phí và mù mờ trách nhiệm
Ngay giữa Thủ đô Hà Nội, có những tòa tái định cư (TĐC) khang trang bị bỏ hoang nhiều năm. Trong khi đó, hàng nghìn người dân phải sống chật vật trong những căn nhà trọ tồi tàn. Cơ quan chức năng Hà Nội đã quá chậm trễ trong giải quyết vấn đề nhà TĐC...
Một Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội lý giải, hầu hết các dự án TĐC đã được Sở Quy hoạch Kiến trúc chấp thuận quy hoạch kiến trúc nhưng triển khai rất chậm. Nguyên nhân chính là nhiều dự án ban đầu phê duyệt làm nhà cán bộ, nhà thương mại với diện tích lớn sau đó chuyển đổi sang TĐC nên mất nhiều thời gian chuyển đổi, chia nhỏ diện tích. Ngược lại, một số dự án được phê duyệt TĐC, nhưng lại chuyển đổi mục đích xây dựng sang hình thức khác khiến quỹ nhà TĐC thiếu thốn. Ngoài ra, trong quá trình triển khai, nhiều chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính nên không thể tiếp tục triển khai dự án.
Xem thêm tại đây.