4 nhóm giải pháp lớn đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng “tứ bề khó khăn”
Rất cần có thêm những hỗ trợ thực chất hơn để giúp cộng đồng doanh nghiệp giảm thiểu chi phí đầu vào, vượt qua khó khăn, duy trì hiệu quả sản xuất, tạo động lực mạnh hơn cho tăng tốc phát triển kinh tế đất nước.
Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội vào ngày 1/6 vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề cập tới sự tăng trưởng cả nước quý I chỉ đạt 3,32% và những diễn biến trong quý II tiếp tục đặt ra nhiều thách thức với cộng đồng doanh nghiệp cũng như mục tiêu tăng trưởng 6,5% của cả năm 2023.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước khó khăn chung năm 2023, đặc biệt trước tình trạng cộng đồng doanh nghiệp nhiều lĩnh vực quan trọng như may mặc, da giầy, chế biến gỗ và công nghiệp chế tạo đối diện với tình trạng giảm sút đơn hàng, thu hẹp sản xuất và thị phần, trong khi chi phí đầu vào tiếp tục tăng cao..., Quốc hội và Chính phủ đã chủ động kịp thời ban hành nhiều chính sách và biện pháp liên quan Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội năm 2022 và 2023 nhằm hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp; tiêu biểu là Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết 84/NQ-CP, Nghị quyết số 42/NQ-CP, Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết số 165/NQ-CP ngày 20/12/2022, Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị định 52, Nghị định 75 của Chính phủ, Chỉ thị 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau Tết Nguyên đán. Nghị định 08/2023/NĐ-CP; Quyết định số 02/2023/QĐ-TTg ngày 03/02/2023 và Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg ngày 31/01/2023...
Cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh và kỳ vọng nhiều vào tinh thần chung của sự hỗ trợ đó là thể hiện và khẳng định tinh thần đổi mới, liêm chính, hành động, đồng hành phục vụ người dân và doanh nghiệp, chú trọng hiệu quả, không phô trương hình thức, xem người dân và doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm phục vụ, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; đẩy mạnh hợp tác công tư, nguồn lực nhà nước dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực ngoài nhà nước... Tất cả vì sự phát triển chung của đất nước và ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nghẹt thở vì giá thuê nhà "leo thang"
Trong bối cảnh sở hữu bất động sản ngày càng trở nên đắt đỏ do các khoản chi phí tăng mạnh, giá thuê nhà tại các khu vực trung tâm cũng đang tăng phi mã 10 - 35% trong 12 tháng qua, khiến nhiều người nghẹt thở bởi vật giá leo thang, thu nhập sụt giảm.
Chị Phan Thị Kiều (Bình Thạnh, TP.HCM) cho hay, vừa phải ngồi lại với chủ nhà để thương lượng về thông báo tăng giá thuê thêm 2 triệu đồng/tháng kể từ tháng 6/2023.
“Hai vợ chồng tôi chuyển đến căn hộ 2 phòng ngủ này từ đầu năm 2021, dịch bệnh ảnh hưởng nên chủ nhà giảm 30% tiền thuê. Đến tháng 5/2022, giá thuê trở lại bình thường, 11 triệu đồng/tháng. Sau 1 năm, trong hợp đồng mới, chủ nhà muốn tăng 2 triệu đồng khiến tôi choáng váng”, chị Kiều nói.
Dù đã dùng đủ lý lẽ để thuyết phục chủ nhà, từ năn nỉ ỉ ôi đến “dọa” chuyển nhà, nhưng cuối cùng chị Huệ vẫn phải chấp nhận mức giá tăng thêm 1,5 triệu đồng, vì theo như lời chủ nhà thì “mặt bằng chung nó thế”.
Khảo sát tại các khu nhà/căn hộ cho thuê trên các trục đường Nguyễn Hữu Cảnh, Ngô Tất Tố, Phạm Viết Chánh... ở Bình Thạnh, hay một số quận lân cận như quận 3, quận 2... cho thấy hầu hết giá đã tăng bình quân 20% so với cùng kỳ năm 2022, ở mức 9 - 13 triệu đồng/tháng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Tháo điểm nghẽn nhà ở xã hội
Hôm nay, 5/6, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị sẽ trình bày Tờ trình về Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Bộ luật này có tác động mạnh đến thị trường bất động sản và nhà ở - lĩnh vực ảnh hưởng nhiều đến đời sống xã hội. Trên thị trường bất động sản, nhà ở xã hội hiện là một trong những phân khúc nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần sớm được tháo gỡ.
Ngày 3/4/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 338/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030". Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn.
Nhà ở luôn là mơ ước của mọi người, nhất là với người lao động thu nhập thấp thì đó là một giấc mơ lớn. Đặc biệt khi giá nhà đất lên cao, nếu không có sự hỗ trợ về vốn vay thì kể cả những căn hộ giá thấp, người dân cũng khó có thể mua được.
Theo Bộ Xây dựng, chi phí xây dựng 1m2 chung cư cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào số tầng cao, tầng hầm của tòa nhà chung cư. Cụ thể, chung cư cao dưới 5 tầng, có tầng hầm, chi phí xây dựng từ 8,6 - 13,1 triệu đồng/m2. Chung cư cao từ 6 - 20 tầng, có tầng hầm, chi phí xây dựng từ 10,1 - 12,9 triệu đồng/m2. Chung cư cao từ 21 - 35 tầng, có tầng hầm, chi phí xây dựng từ 12,8 - 15,3 triệu đồng/m2. Chung cư cao từ 36 - 50 tầng, có tầng hầm, chi phí xây dựng từ 15,6 - 18,3 triệu đồng/m2.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội: Dự án công viên 1.600 tỷ hơn 10 năm vẫn “nằm trên giấy“
Dự án Công viên hồ điều hòa khu đô thị Tây Nam Hà Nội được phê duyệt từ năm 2013, nhưng đến vẫn là bãi đất trống, sử dụng sai mục đích làm sân bóng nhân tạo, bãi đỗ xe… gây lãng phí.
Quận Cầu Giấy, Hà Nội dành hơn 100.000m2 đất, chủ đầu tư dự kiến khoảng 1.600 tỷ đồng để thực hiện dự án Công viên hồ điều hòa khu đô thị Tây Nam Hà Nội thuộc địa phận phường Trung Hòa. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm, dự án "lá phổi xanh" vẫn chỉ là một bãi đất hoang, bị lấn chiếm trông giữ xe và biến thành nơi đổ rác.
Dự án công viên hồ điều hòa này nằm tại Khu đô thị Nam Trung Yên, có mặt tiếp giáp với đường Mạc Thái Tông và Nguyễn Chánh. Năm 2009, UBND quận Cầu Giấy đã phê duyệt kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng dự án Công viên hồ điều hòa khu đô thị Tây Nam Hà Nội.
Theo đó, Công ty TNHH VNT được chọn làm chủ đầu tư dự án. Năm 2010, UBND TP. Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH VNT để thực hiện dự án Công viên hồ điều hòa khu đô thị Tây Nam Hà Nội.
Dù được kỳ vọng là lá phổi xanh của phía Tây Nam TP. Hà Nội khi xung quanh đã được xây dựng nhiều nhà cao tầng phục vụ cư dân nhưng tới nay, dự án Công viên hồ điều hòa khu đô thị Tây Nam Hà Nội vẫn chỉ là khu đất để hoang, không có dấu hiệu triển khai xây dựng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Căn hộ dịch vụ tại Việt Nam đang phát triển theo cấp số nhân
Mô hình căn hộ dịch vụ khá mới mẻ nhưng vẫn luôn đạt tỷ lệ lấp đầy cao trong những năm qua. Thời gian tới, thị trường dự kiến chào đón nhiều dự án cao cấp mới.
Năm 2022, ông Albert Lafuente trở lại Việt Nam và đảm nhiệm chức vụ Tổng quản lý tại Sedona Suites - một dự án căn hộ dịch vụ 5 sao của Keppel tại quận 1, TP.HCM. Sau nhiều năm kinh nghiệm trong ngành nghỉ dưỡng, lần đầu tiên ông thử thách bản thân trong lĩnh vực căn hộ dịch vụ.
Đối với ông, loại hình này dù mới nở rộ tại Việt Nam vài năm trở lại đây nhưng đã nhanh chóng phát triển theo cấp số nhân. "Căn hộ dịch vụ không chỉ phát triển tại các thành phố trọng điểm mà còn ở những điểm đến có lượng người nước ngoài đáng kể", ông nói.
Hãng tư vấn Colliers chia thị trường căn hộ dịch vụ thành hai phân khúc A và B. Trong đó, giá thuê trung bình hạng A tại TP.HCM trong 3 tháng đầu năm tăng ước tính khoảng 34,3 USD/m2/tháng (hơn 800.000 đồng/m2/tháng). Mức giá thuê thấp nhất là hơn 49 triệu đồng/căn/tháng, cao nhất hơn 180 triệu đồng/căn/tháng.
Trong khi đó, các căn hộ dịch vụ hạng B có giá thuê 25,3 USD/m2/tháng (gần 600.000 đồng/m2/tháng). Theo ghi nhận, trên thị trường còn có phân khúc căn hộ dịch vụ trung cấp, thường có diện tích chỉ 30 - 40m2, với giá thuê trên dưới 10 triệu đồng/căn/tháng.
Các căn hộ dịch vụ này không chỉ cung cấp đầy đủ tiện ích như các căn hộ chung cư cho thuê thông thường, mà còn có dịch vụ dọn phòng, giặt ủi, ăn uống... tương tự khách sạn.