Aa

Bất động sản 24h: Người thành tỷ phú sau 1 đêm, kẻ khánh kiệt còng lưng trả nợ

Thứ Sáu, 03/04/2020 - 11:00

Lướt sóng đất: Người thành tỷ phú sau 1 đêm, kẻ khánh kiệt; Có hay không việc lợi dụng ý nghĩa quy hoạch để “trục lợi” xây thêm cao ốc?; Bộ Tài chính cần xem lại quan điểm, không nên bảo thủ... là tin tức được quan tâm.

Lướt sóng đất: Người thành tỷ phú sau 1 đêm, kẻ khánh kiệt còng lưng trả nợ

Sau cơn sốt đất, không ít người lướt sóng kiếm tiền tỷ chỉ bằng vài thương vụ chuyển nhượng. Nhưng cũng không ít nhà đầu tư bị trắng vốn khi trở thành người cuối cùng ôm hòn lửa sốt đất.

Chỉ vài tuần trước, xã Đồng Trúc (huyện Thạch Thất) bất ngờ trở thành thị trường “sốt nóng” khi tình trạng dân tình đổ xô đến xem đất. Thông tin môi giới kiếm tiền tỷ chỉ sau vài thương vụ chuyển nhượng được lan truyền trong giới đầu tư. Mặt bằng giá cả cũng gia tăng nhanh chóng.

Nhưng đến thời điểm hiện tại, khi chính quyền chính thức vào cuộc, các chiêu trò môi giới được cảnh báo, thị trường bất động sản đã quay trở lại trạng thái “án binh bất động”.

Trong cơn sốt đất ngắn ngủi đó, không biết rằng chính xác đã có bao nhiều môi giới kiếm tiền tỷ từ cuộc chênh lệch chào mời chớp nhoáng. Và cũng không biết chính xác rằng, ai là người kém may mắn khi ôm hòn lửa cuối cùng trong tay. 

Thực tế, người giàu lên một ngày, kẻ bỗng rơi vào tình trạng trắng vốn là điều dễ thường thấy trong nhiều cơn sốt đất.

Xem chi tiết tại đây

Thị trường lao dốc, giá bất động sản không giảm 

Cụ thể, các dự án nhà ở có tổng sản phẩm chào bán trên cả nước (gồm cả hàng tồn kho và mới mở bán) đạt gần 54.000 sản phẩm. Tuy nhiên, số lượng giao dịch chỉ ghi nhận ở mức 7.600 sản phẩm, chiếm 14,3%.

Trong đó, lượng cung mới chào bán gần 18.700 sản phẩm (khoảng 8.350 căn hộ chung cư và 10.300 nhà ở thấp tầng). Giao dịch thành công là 2.750 sản phẩm, chỉ bằng 19,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Toàn bộ các sàn giao dịch, cá nhân môi giới bất động sản chịu ảnh hưởng từ tình hình dịch bệnh, vừa thiếu nguồn hàng để bán, vừa không có được sự quan tâm từ khách hàng và nhà đầu tư vì phải lo chống dịch.

Theo ghi nhận từ các khu vực, khoảng 50% số sàn giao dịch phải đóng cửa, có hiện tượng nhiều cá nhân môi giới bất động sản thất nghiệp.

Trong bối cảnh tín dụng siết chặt, cộng hưởng với tình trạng không bán được sản phẩm do dịch bệnh đã xuất hiện dấu hiệu một số chủ đầu tư yếu năng lực tài chính đã chào mời, tìm kiếm nhà đầu tư để chuyển nhượng dự án theo hình thức M&A hoặc cổ phần, hoặc từng phần dự án.

Xem chi tiết tại đây

"Trên thế giới, tôi không thấy người ta gọi bất động sản là ngành phi sản xuất"

Theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, trong năm 2019, ngành kinh doanh bất động sản đóng góp khoảng 4,5% GDP, ngoài ra, hệ số lan tỏa của ngành này khá lớn. Cụ thể là lan tỏa sang lĩnh vực xây dựng với mức đóng góp gần 6% GDP, hoạt động sản xuất nguyên vật liệu như xi măng, sắt thép, tài chính - ngân hàng cũng chịu nhiều ảnh hưởng do bất động sản được dùng làm tài sản thế chấp vay vốn khá nhiều.

Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, các hoạt động liên quan đến bất động sản chiếm khoảng 30% tổng hoạt động của nền kinh tế. Do đó, ta hình dung, nếu lĩnh vực bất động sản bị suy giảm mạnh, sẽ có khoảng 30% các hoạt động kinh tế của đất nước cũng bị tác động theo, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang phải chịu những tác động rất mạnh từ đại dịch Covid-19.

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia

Khái niệm ngành “phi sản xuất” bây giờ không còn đúng nữa, vì đó là khái niệm Việt Nam đã áp dụng từ năm 2011, trong bối cảnh chống lạm phát, kiểm soát tín dụng… Và trên thế giới, tôi cũng không thấy người ta gọi ngành này là phi sản xuất. Nên xem ra, lý do này thiếu thuyết phục.

Đại dịch Covid-19 tác động đến mọi mặt kinh tế - xã hội của Việt Nam và các ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp đều chịu tác động, tất nhiên với mức độ khác nhau. Tuy nhiên, công bằng mà nói, doanh nghiệp bất động sản cũng chịu tác động mạnh và cần được nhìn nhận thấu đáo hơn.

Đối với thị trường bất động sản nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng, tôi thấy, nếu làm được hai việc: Thứ nhất, cho phép giãn - hoãn nợ vay, tiền thuế, tiền thuê đất, nộp BHXH. Thứ hai, cho phép hồi tố phần nộp thuế tính đối với phần vượt 20% chi phí lãi vay so với thu nhập trước thuế, khấu hao và trả lãi khi sửa đổi Nghị định 20 của Chính phủ, thì đã là rất trúng và quá tốt rồi! 

Xem chi tiết tại đây 

Bộ Tài chính cần xem lại quan điểm, không nên bảo thủ

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ đã có phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 8, Nghị Định 20 quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết gửi các thành viên Chính phủ.

Theo đó, đa số thành viên Chính phủ chọn quy định cho phép hồi tố xử lý đối với các năm 2017, 2018; cho phép chuyển chi phí lãi vay không được trừ sang các kỳ tính thuế tiếp theo nhưng không quá 5 năm. Ngày 27/3/2020, Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính tổng hợp tiếp thu, giải trình, hoàn thiện Dự thảo Nghị định theo đúng quy định.

Trong thời điểm dịch covid -19 đang diễn biến ngày càng phức tạp thì việc đa số thành viên Chính phủ đồng ý cho hồi tố khoản thuế liên quan đến trần lãi vay năm 2017, 2018 khi sửa khoản 3 Điều 8, Nghị định 20 đã thắp lên hy vọng và tiếp thêm “sức đề kháng” cho các doanh nghiệp vượt qua đại dịch.

Tưởng chừng như câu chuyện đã đi đến ngọn ngành, vấn đề đã được giải quyết, doanh nghiệp có thể thở phào nhưng mới đây Bộ Tài chính lại tiếp tục bảo lưu quan điểm không hồi tố tại văn bản trình Thủ tướng về việc tổng hợp, giải trình ý kiến các thành viên Chính phủ về dự thảo sửa đổi khoản 3, điều 8, Nghị định 20/2017/NĐ-CP.

Niềm hy vọng của các doanh nghiệp vừa được thổi bùng lên khi đa số các thành viên Chính phủ đồng ý quy định cho phép hồi tố khi sửa đổi khoản 3, Điều 8, Nghị định 20 thì đã bị "dội" ngay "gáo nước lạnh" khi Bộ Tài chính vẫn bảo lưu quan điểm không hồi tố.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top