Aa

Bất động sản 24h: Nhà đầu tư bất động sản Hà Nội, Sài Gòn đang dồn về đâu?

Thứ Năm, 26/11/2020 - 10:30

Sau khi lãi đậm ở Đà Nẵng, Nha Trang....nhà đầu tư BĐS Hà Nội, Sài Gòn đang dồn về đâu?; Tâm điểm đầu tư 2021: Mối quan tâm đổ dồn vào bất động sản công nghiệp... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Sau khi lãi đậm ở Đà Nẵng, Nha Trang... nhà đầu tư BĐS Hà Nội, Sài Gòn đang dồn về đâu?

Trước đây, nhà đầu tư Hà Nội và Sài Gòn nhìn thấy cơ hội tại một "vùng trũng" tỉnh lẻ nào đấy ngay lập tức đổ dồn tiền vào đầu tư, tạo ra những cơn "đại hồng thủy" về giá như tại Nha Trang và Đà Nẵng, có những khu vực ở Đà Nẵng tăng 10 lần chỉ trong vòng 2 năm. Nhà đầu tư thu về lợi nhuận khủng.

Ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản BHS cho rằng, hiện nay tại nhiều khu vực Đà Nẵng, Nha Trang giá BĐS có xu hướng giảm dần. Những người bán tháo ra chủ yếu là người bản xứ, người mua vào ở đỉnh của cơn sốt giá. Và chỉ một thời gian ngắn nữa khi mức giá hạ mạnh thì những nhà đầu tư đến từ Hà Nội, TP.HCM lại sẽ nhập cuộc chơi và tiếp tục có lợi nhuận khủng..

"Trong tương lai nhà đầu tư sẽ không đầu tư vùng trũng như thế nữa, các nhà đầu tư chuyên nghiệp đang nghe ngóng đất nền, chung cư tỉnh lẻ tuy nhiên cách đầu tư hiện nay tập trung vào sự an toàn. Xu hướng đầu tư "Khoai ruộng lạ mạ ruộng quen" nhà đầu tư tập trung vào những tỉnh có GDP tốt, gần Hà Nội, TP.HCM như Quảng Ninh, Hòa Bình, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Long An... Những vùng xa như Quảng Bình, Quảng Trị, Lào Cai nhà đầu tư không còn mặn mà".

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Thước đo một bản quy hoạch thành công là sự hài lòng của cư dân"

Tại Diễn đàn cấp cao đô thị thông minh ASEAN năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: "Phát triển đô thị thông minh là 'cuộc chơi lớn' nhưng phải xác định đó là một hướng đi có tính đột phá để góp phần nâng cao tính cạnh tranh quốc gia, hình thành những đô thị của chính người dân".

Thực tiễn những năm trở lại đây, thị trường bất động sản Việt Nam đang dần chuyển biến về chất khi xu hướng khu đô thị thông minh xuất hiện, tạo ra sự thay đổi đáng kể về bộ mặt đô thị và chất lượng không gian sống của người dân.

Liên quan đến các tham số cấu thành nên một khu đô thị thông minh, nhiều chuyên gia cho rằng, khâu quy hoạch được coi là điểm then chốt quyết định đầu tiên đến chất lượng của sản phẩm bất động sản.

Bà Nguyễn Hương, Tổng Giám đốc Đại Phúc Land, người có nhiều năm kinh nghiệm trong phát triển khu đô thị cũng cho rằng, tỷ lệ lấp đầy của cư dân đô thị cũng như sự hài lòng của cư dân phụ thuộc vào chất lượng bản vẽ quy hoạch và năng lực của chủ đầu tư. Và, sự thành công của một khu đô thị có thể đo lường bằng tỷ lệ lấp đầy của lượng cư dân.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Tâm điểm đầu tư 2021: Mối quan tâm đổ dồn vào bất động sản công nghiệp

Thị trường bất động sản công nghiệp đang có nhu cầu ngày càng lớn và hoạt động vốn gia tăng. Ghi nhận từ Savills Việt Nam, tỷ lệ lấp đầy trung bình tại các tỉnh, thành phố trọng điểm hiện đều ở mức cao. Ở miền Bắc, tỷ lệ lấp đầy lên đến 90% tại Hà Nội, 95% tại Bắc Ninh, 89% tại Hưng Yên và 73% ở Hải Phòng. Khu vực phía Nam ghi nhận tỷ lệ lấp đầy 88% tại TP.HCM, 99% tại Bình Dương, 94% tại Đồng Nai, 84% tại Long An và 79% tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Khi nguồn cầu vẫn liên tục tăng trong bối cảnh thiếu nguồn cung, thị trường có hiện tượng giá đất công nghiệp tăng. Điển hình tại TP.HCM đạt 147 USD/m2 và tỉnh Long An đạt mức 123 USD/m2; tại Hà Nội, giá đạt mức 129 USD/m2 và Bắc Ninh đạt 95 USD/m2.

Ông John Campbell, Trưởng Bộ phận Bất động sản Công nghiệp Savills Việt Nam cho biết: “Việc tăng giá thuê đất sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lấp đầy do đây là một trong những yếu tố được quan tâm chính của nhiều nhà đầu tư ngành công nghiệp giá trị cao như điện tử và thiết bị công nghệ. Đặc biệt cần chú ý nếu giá thuê đất vượt quá ngưỡng trung bình. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản khởi sắc, ngành vật liệu xây dựng sẽ phát triển

Tại Hội thảo “Công nghệ và vật liệu đột phá trong ngành xây dựng thời kỳ hậu Covid-19” diễn ra vào chiều 25/11 tại Hà Nội, Ths. Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) đã nhận định, ngành vật liệu xây dựng năm 2020 ghi nhận kết quả khả quan. Tình hình tiêu thụ một số sản phẩm vật liệu xây dựng với các chỉ tiêu thống kê đạt được đến 31/10/2020 cụ thể: lượng xi mặng tiêu thụ đạt 74 triệu tấn, kính xây dựng đặt 141 triệu m2, đá ốp lát đạt 452 triệu m2...

Ths. Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng phát biểu tại hội thảo

Theo Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, Covid-19 đã tác động đến nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, với việc kiểm soát được dịch bệnh, nền kinh tế Việt Nam được dự báo là tăng trưởng dương. Đây là tín hiệu tích cực trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới tăng trưởng âm.

Với ngành vật liệu xây dựng, dù chịu tác động của Covid-19 nhưng kết quả kinh doanh ghi nhận đạt được con số khả quan. Tất cả các sản phẩm vật liệu xây dựng vẫn đang sản xuất ổn định, dù năng suất và sản lượng có giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đa phần đều tăng trưởng dương. Riêng xi măng không chỉ đạt được mục tiêu sản xuất trong nước mà tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội ban hành quy định mới về đấu giá đất

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định mới quy định về đấu giá quyền sử dụng đất có hiệu lực từ ngày 30/11 tới.

Được biết, Quyết định về đấu giá đất mới này thay thế Quyết định số 04 ngày 24/02/2017, của UBND TP Hà Nội ban hành Quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn TP Hà Nội

Theo quy định mới, việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc theo quy định tại Điều 117 Luật Đất đai, cụ thể: Đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia đấu giá theo quy định tại Điều 6 Luật Đấu giá tài sản...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top