Nhu cầu nhà siêu cao cấp từ chuyện bán hết 200 căn hộ 300 triệu đồng/m2 trong 1 tháng
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch hội Môi giới bất động sản Việt Nam, phân loại 5 mức độ nhu cầu về nhà ở trong đô thị của người dân, gồm nhu cầu có nhà ở; nhu cầu nhà ở đảm bảo sinh hoạt đủ tiện ích; nhu cầu nhà ở phải có tiện ích dịch vụ - xã hội; nhu cầu nhà ở tiện ích dịch vụ - xã hội chất lượng và nhu cầu nhà ở đẳng cấp, khác biệt.
Phó Chủ tịch hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng nêu dẫn chứng cho thấy năm 2019, ở thị trường TP HCM, một dự án với 200 căn hộ ở mức giá khoảng 300 triệu/m2 được hấp thụ hết chỉ sau một tháng mở bán. Từ đó, ông Đính cho rằng nhu cầu về các sản phẩm bất động sản siêu cao cấp với chất lượng đẳng cấp, phong cách khác biệt tại Việt Nam đang tăng dần.
"Trước đây, có thể những loại hình sản phẩm này rất khó đưa ra thị trường để tiếp cận nếu không phải khách hàng tại Việt Nam. Nhưng nay thì đã khác, điều này thể hiện rằng chúng ta bắt đầu có nhu cầu lớn hơn, cao cấp hơn", ông Đính nói.
Dưới góc độ văn hóa, nhà văn Nguyễn Quang Thiều cho rằng con người trả qua 3 thời kỳ phát triển về nhu cầu ăn, ở. Thời kỳ thứ nhất là kiếm được cái gì để ăn, để che thân. Thời kỳ thứ hai là làm thế nào để ăn đủ no, mặc đủ ấm. Thời kỳ thứ ba là ăn, ở với chất lượng cao hơn.
Nhà đầu tư trong và ngoài nước đang ráo riết tìm đất xây nhà xưởng
Một xu hướng đầu tư mới có thể "bùng nổ" trong thời gian sắp tới đó chính là sự xuất hiện các dòng vốn đầu tư trong nước cũng như vốn ngoại vào các khu chế xuất, khu công nghiệp.
Có ba lý do để giải thích cho xu thế này: Thứ nhất, sự ổn định về kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam từ 6,5 đến 6,8%, tăng tương đối đều trong nhiều năm; thứ hai là tốc độ đô thị hóa cũng tương đối lớn, hệ thống giao thông phát triển, đặc biệt là lực lượng lao động dồi dào với giá nhân công tương đối rẻ so với các nước trong khu vực; thứ ba, Việt Nam được xem như là một trong những nước có thể chế chính trị ổn định nhất trên thế giới tại thời điểm hiện tại.
Đây đều là những yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Thêm nữa, với việc là một quốc gia hiếm hoi trên thế giới thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19, Việt Nam có thể coi là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư có thể xúc tiến nhanh việc tìm kiếm cơ hội tại các khu công nghiệp, nhà máy, trung tâm chế xuất…
Theo Tiến sĩ Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang tìm kiếm địa điểm tại các khu công nghiệp để đầu tư. Có nhiều nhóm nhà đầu tư muốn kinh doanh theo quy mô lớn để trở thành chủ đầu tư của cả khu công nghiệp với nhu cầu tìm những quỹ đất từ 500 đến 1.000 hecta. Một bộ phận khác là các nhà sản xuất họ muốn đầu tư mở rộng diện tích nhà xưởng...
Người dân sẵn sàng chi trả cao cho các dự án có không gian sống xanh
Vài năm trở lại đây, người mua nhà ngày càng có yêu cầu cao hơn khi chọn lựa một không gian sống trong lành nhằm đảm bảo sức khoẻ tốt nhất cho mỗi thành viên gia đình. Tuy nhiên, hiểu đầy đủ và trọn vẹn về một không gian đáng sống tại các đô thị lại chưa rõ ràng. Nhiều người vẫn nhầm tưởng đó là không gian có nhiều cây xanh nhưng thực tế, không gian sống cần những tiêu chí khác như tiết kiệm năng lượng, tiêu chuẩn về không gian mặt nước, cây xanh đúng như quy định…
Giới chuyên gia khẳng định, không gian xanh chính là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của một khu đô thị mới. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tốc độ phát triển không gian xanh của những đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM không thể “theo kịp” với tốc độ đô thị hoá và gia tăng dân số nội đô. Chính vì thế, kiến tạo không gian xanh trong đô thị hiện đại là bài toán không dễ giải.
Thấu hiểu tâm lý khách hàng, nhiều chủ đầu tư cũng đã đặt mục tiêu xây dựng không gian sống xanh khi xây dựng các khu đô thị, nhà ở. Điển hình phải kể đến các công ty tập đoàn: Tập đoàn Capital House, Văn Phú - Invest, Phúc Khang, Novaland, Ecopark, Vạn Phúc... Những đơn vị này đã dành tâm huyết nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng không gian sống xanh thực sự vào các dự án.
Biến hộ khá giả thành hộ cận nghèo: Bịt lỗ hổng thực thi chính sách ở địa phương
Nhiều ý kiến cho rằng, đây là hành vi có dấu hiệu trục lợi chính sách, lấy của người nghèo chia cho nhà giàu, cần phải có cơ chế giám sát đặc biệt để tránh trường hợp chi trả sai đối tượng gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng.
Trước đó, một số người dân xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa có đơn tố cáo về việc cán bộ xã có sai phạm trong việc chi trả tiền hỗ trợ Covid-19. Theo đó, tại thôn Tu Mục 1 và Tu Mục 2, xã Yên Thọ có nhiều hộ được gọi là "cận nghèo", nhưng thực tế lại là hộ khá giả. Những hộ này có tên trong danh sách hộ cận nghèo của xã nên được nhận hỗ trợ dịch Covid-19 của Chính phủ, với số tiền 750.000 đồng/nhân khẩu.
Trái ngược với cảnh tượng trên, tại địa phương, có rất nhiều hộ dân hiện đang sinh sống trong những ngôi nhà cấp 4 khá xập xệ, hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn nhưng họ vẫn không được đưa vào diện hộ nghèo, cận nghèo.
Trước thông tin tố cáo nêu trên, UBND huyện Yên Định đã vào cuộc, xác minh vụ việc. Mới đây, cơ quan này vừa ban hành kết luận số 03/KL-UBND về việc xác minh nội dung tố cáo lãnh đạo, cán bộ xã Yên Thọ với nội dung nêu trên.
Hiểu thị hiếu của cư dân là tư duy để tạo ra đô thị bền vững
KTS. Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho rằng: “Công nghiệp hóa - hiện đại hóa - đô thị hóa là 3 trụ cột của nền kinh tế. Để phát triển bền vững theo hướng tăng trưởng xanh là mục tiêu hàng đầu trong quá trình đô thị hóa".
Ông Chiến cũng cho rằng, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng. Ngoài mặt mạnh, ưu việt của đô thị hóa là mang đến con người cư trú yếu tố văn minh đô thị, đồng thời đô thị hóa cũng lấy đi cảnh quan, môi trường sinh thái và nền văn hóa truyền thống nếu không được quan tâm đúng mức đến quy hoạch và kiểm soát phát triển đô thị một cách đầy đủ, bài bản. Nhiều làng xóm yên bình ven đê bỗng chốc trở thành khu dân cư đô thị hóa thiếu kiểm soát khi mà cơn “lốc” đô thị hóa tràn qua.
Không gian sống xanh là xu hướng tất yếu của những đô thị hiện đại, song, vấn đề đặt ra đó là làm thế nào để mỗi dự án thực sự trở thành nơi đáng sống.
KTS. Đỗ Viết Chiến chỉ ra, phải làm sao để tư duy sống xanh - thông minh trở thành nhu cầu bức thiết, là sự chọn lựa của số đông và đưa điều đó trở thành nhận thức bền vững, thì sự nỗ lực của riêng các chủ đầu tư thôi là chưa đủ. Để có một liên kết đô thị, từ nhà nước - từ nhà đầu tư, cho đến người dân hưởng thụ phải hiểu được vấn đề này và thống nhất trong hành động, như vậy mới mong có được đô thị xanh.
Xem chi tiết tại đây