Không chỉ môi giới, nhiều nhà đầu tư bất động sản “nghỉ nghề” đi kinh doanh nhà hàng, cafe, quán ốc…
Đó là “chuyện vui nhưng có thật” đang diễn ra trên thị trường bất động sản. Hàng loạt nhà đầu tư đợi thị trường bằng cách mở dịch vụ khác để kiếm thêm thu nhập giữa bối cảnh thị trường bất động sản gặp khó.
Vốn là nhà đầu tư lâu năm trên thị trường bất động sản, kiếm tiền trăm, tiền tỷ lúc thị trường bất động sản tốt, chị Ng. hiện phải kinh doanh thêm cửa hàng cà phê và ăn uống để "bù" lại những ngày thị trường trầm lắng. Suốt nửa năm qua, gần như chị Ng. không có thu nhập từ nghề chính của mình là đầu tư bất động sản.
Số vốn có được từ đầu tư bất động sản trước đó, chị bỏ hết vào kinh doanh trong lúc đợi thị trường. Theo chị Ng., dù việc kinh doanh không mấy thuận lợi do sự cạnh tranh tăng lên từng ngày nhưng để dòng tiền đó chờ thị trường hoặc bỏ vào bất động sản ở giai đoạn này cũng không mấy khả quan. Chưa kể, để có dòng tiền trả các khoản lãi vay từ việc đầu tư đất thì lúc thị trường khó khăn, chị đã quyết định kinh doanh để tiền đẻ được ra tiền.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Khó tiếp cận vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội
Nghị định 31/2022/NĐ/CP được ví như chiếc “phao vàng” giúp doanh nghiệp địa ốc gia tăng nguồn cung thế nhưng quy định quá khắt khe khiến nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận.
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tổng hợp các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ (đợt 3) được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó, có 9 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư nhu cầu vay vốn theo đề xuất khoảng hơn 1.400 tỷ đồng. Cụ thể, tỉnh Thanh Hóa với 6 dự án được đề xuất đều tại khu vực TP. Thanh Hóa: Dự án nhà ở xã hội tại khu dân cư Đông Nam - khu đô thị Đông Phát (Tân Thành ECO2) xây dựng 405 căn hộ, có nhu cầu vay 100 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư 370 tỷ đồng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Sửa Luật Đất đai phải giải quyết bài toán lợi ích của quốc gia và người dân
“Những gì có lợi cho người dân, chúng tôi sẽ bàn đến cùng để luật hóa, tất cả được thực thi vì lợi ích của người dân và quốc gia, dân tộc”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.
Những bất cập trong lĩnh vực đất đai thời gian qua phần nào bắt nguồn từ chính sách đất đai chưa hoàn thiện. Tại Talk show "Sửa đổi Luật Đất đai vì lợi ích quốc gia và người dân" do Báo Tin Tức tổ chức ngày 16/10, các chuyên gia tiếp tục bàn về những điểm đột phá trong Luật Đất đai, kỳ vọng sẽ giải quyết được bài toán lợi ích trên bình diện quốc gia và người dân nói riêng. Trong đó, việc sửa Luật Đất đai không chỉ cần những giải pháp căn cơ đối với các bất cập đang diễn ra, mà cần có tầm nhìn dài hạn, để biến nguồn lực đất đai thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn như mong mỏi của dư luận.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản Bến Cát nóng theo lộ trình lên thành phố
Lộ trình nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh được Bình Dương phê duyệt, cùng loạt dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn sắp triển khai nhằm nâng cấp diện mạo đô thị đã tạo đòn bẩy khiến giá bất động sản Bến Cát nóng lên.
Bến Cát đang tiến gần hơn đến thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương vào năm 2025 với quy mô dân số khoảng 356.000 người. Định hướng quy hoạch thành phố Bến Cát sẽ đi cùng với việc tập trung đầu tư, xây dựng, hoàn thành các dự án trọng điểm nhằm nâng cấp diện mạo đô thị và nâng cao chất lượng sống của người dân. Đây được xem là cú hích mạnh mẽ kỳ vọng Bến Cát trở thành một trung tâm đô thị công nghiệp - dịch vụ và là đầu mối giao thông hàng đầu tại Bình Dương cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Với nhiều dư địa phát triển, thị trường bất động sản Bến Cát đang lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư bởi tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Đây là điều tất yếu bởi trong quá khứ, đã có những tiền lệ tương tự trên cả nước.