Aa

Bất động sản 24h: Phong trào “chạy trốn“, đổ hết tiền vào đất

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Chủ Nhật, 20/03/2022 - 09:15

Tiền nhiều biết làm gì: Phong trào "chạy trốn", chôn hết vào đất; Bịt "lỗ hổng" ngăn “sốt” đất ảo... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Tiền nhiều biết làm gì: Phong trào "chạy trốn", chôn hết vào đất

Ngày nghỉ cuối tuần trong tháng 3 này, nhiều người từ nội thành Hà Nội đổ lên Quốc Oai, Ba Vì tìm đất. Phong trào mua đất đã sôi động suốt cả năm 2021 tại khu vực này, tiếp tục rầm rộ không dứt.

Chị Hoa đang làm việc tại một doanh nghiệp nước ngoài ở Hà Nội, kể, có số tiền nhàn rỗi hơn 2 tỷ đồng, chị quyết định tìm mua một mảnh đất thay vì gửi tiết kiệm. Theo chị Hoa, nếu gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng với lãi suất cố định khoảng 5,9%/năm, nhưng lạm phát tăng lên thì lãi thực dương được hưởng sẽ giảm, thậm chí không có lãi. Lạm phát tăng thì chuyển tiền nhàn rỗi vào bất động sản vẫn là an toàn nhất.

Khu vực chị Hoa tìm mua đất là huyện Ba Vì. Tuần trước, chị tìm được mảnh đất trồng cây lâu năm diện tích 600m2, giá 1,6 tỷ đồng, chần chừ cân nhắc nên chưa vội mua. Tuần này gọi lên, chủ đất nói đã bán với giá 1,7 tỷ đồng rồi. Theo chị Hoa, do nhiều người đổ lên tìm mua, nên khu vực Ba Vì đất lại đang tăng mỗi tuần một giá.

“Chạy trốn” lạm phát đầu tư tiền nhàn rỗi vào đất.

Anh Ngô Quang Hành, đồng nghiệp của chị Hoa, cho biết, cuối năm ngoái đã mua một mảnh 500m2 đất trồng cây lâu năm ở Ba Vì với giá 1,2 tỷ đồng, vừa rồi có người trả 1,53 tỷ đồng, tính ra lãi 330 triệu đồng, nhưng anh không bán. Theo anh Hành, bán đi thu tiền về để không thì sẽ mất giá bởi lạm phát đang tăng, trong khi tìm mua được mảnh đất khác ưng ý không dễ mà có khi giá lại cao hơn. Trong lúc lạm phát đang có xu hướng tăng, cứ giữ đất sẽ an toàn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cơ hội nào cho ngành khách sạn và dịch vụ lưu trú trong cuộc cách mạng bền vững?

Trong thời kỳ hậu Covid-19, ngành khách sạn và dịch vụ lưu trú nói chung có nhiều điều kiện thuận lợi để tiến tới phát triển bền vững, cân bằng lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường.

Đại dịch Covid-19 diễn ra trong 2 năm đã đủ khiến ngành du lịch, khách sạn và dịch vụ lưu trú đối mặt với cú sốc kinh tế chưa từng thấy trong lịch sử. Chính sách đóng cửa biên giới, phong tỏa thành phố, cấm tập trung đông người, hạn chế đi lại và tạm ngừng dịch vụ không thiết yếu đã khiến ngành du lịch toàn cầu đình trệ, kéo theo ngành khách sạn và cơ sở lưu trú rơi vào một cuộc khủng hoảng, một cuộc chiến sống còn thực sự.

Chỉ riêng tại Mỹ, theo báo cáo được xuất bản bởi Hiệp hội Nhà nghỉ và Khách sạn Hoa Kỳ, năm 2020, các khách sạn tại nước này bị lỗ khoảng 83,7 tỷ đô doanh thu phòng. Tại Việt Nam, theo TS. Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, do lượng khách suy giảm, tỷ lệ lấp đầy phòng của các dịch vụ lưu trú chỉ ở mức khoảng 20% vào năm 2020 và dưới 10% vào năm 2021. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Phát triển đô thị thông minh: Cần lượng hoá được các tiêu chí để thông minh hoá đô thị

Tác động của dịch Covid-19 đã cho thấy sự cần thiết của việc phải xây dựng đô thị thông minh. Đó là một đô thị bền vững, linh hoạt, thích ứng với mọi biến động từ môi trường, xã hội.

Nhiều năm trở lại đây, cụm từ “đô thị thông minh”, “thành phố thông minh” đã trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam. Đặc biệt là khi việc phát triển đô thị theo hướng thông minh hơn nhận được sự quan tâm lớn của Chính phủ thông qua việc ban hành Quyết định số 950/QĐ-TTg (năm 2018), phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Phát triển đô thị thông minh đang trở thành đòi hỏi cấp thiết. (Ảnh minh hoạ)

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến nay, trên cả nước đã có 41/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh, trong đó có đề án, kế hoạch được ban hành cho toàn tỉnh và đề án, kế hoạch ban hành cho một đô thị thuộc tỉnh...

Theo đánh giá của các chuyên gia, phát triển đô thị thông minh hiện nay không còn là sự lựa chọn mà là nhu cầu tất yếu. Dịch Covid-19 bùng phát trong hai năm nay đã tạo sức ép cho các đô thị, đăc biệt là các thành phố lớn trong việc phải nhanh chóng ứng dụng công nghệ và các giải pháp thông minh để tăng cường khả năng chống dịch, bảo vệ sức khoẻ người dân và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong điều kiện đặc hữu của dịch bệnh.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bịt "lỗ hổng" ngăn “sốt” đất ảo

Tâm lý mua đất để đầu cơ, chờ tăng giá đang khiến nguồn lực đất đai bị lãng phí, gây hiện tượng “sốt” đất ảo làm méo mó thị trường bất động sản.

Một nghịch lý diễn ra hiện nay là, trong khi kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, không ít người giảm thu nhập nhưng giá đất lại tăng chóng mặt. Không chỉ ở đô thị mà nhiều vùng nông thôn cũng chứng kiến tình trạng “sốt” đất. Tâm lý mua đất để đầu cơ, chờ tăng giá đang khiến nguồn lực đất đai bị lãng phí, gây hiện tượng “sốt” đất ảo làm méo mó thị trường bất động sản.

Trong câu chuyện thời sự mà tôi vẫn được nghe mỗi khi có dịp về quê những ngày này, “sốt” đất luôn là vấn đề được quan tâm nhất. Vừa tham gia đợt đấu giá quyền sử dụng đất do UBND xã tổ chức, ông chú tôi than thở, bình thường giá mỗi lô đất ở vị trí tương đương chỉ khoảng vài trăm triệu đồng, nay để trúng đấu giá phải trả số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Với những người lao động bình thường, việc tăng giá hàng trăm triệu đồng mỗi lô đất vượt quá khả năng chi trả, cơ hội tìm chốn an cư ngày càng xa khỏi tầm tay.

Không chỉ quê tôi mà ở nhiều địa phương trên cả nước, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất cũng diễn ra sôi động. Giá chốt phiên thường cao hơn nhiều so với giá khởi điểm, đẩy mặt bằng giá đất ở khu vực xung quanh lên mức mới.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giao dịch bất động sản qua ngân hàng: Liệu có khả thi?

Giao dịch bất động sản qua ngân hàng với ưu điểm chính xác, an toàn, đồng thời giảm thiểu được những tranh chấp phức tạp về thanh toán, kiểm soát được tình trạng trốn thuế, rửa tiền… nhưng phía người tiêu dùng lại chưa mấy mặn mà. Trong khi giới chuyên gia cho rằng đã đến lúc cần thúc đẩy hình thức thanh toán này với quy trình đơn giản, thuận tiện và an toàn để người tiêu dùng tin cậy hơn nữa. Đồng thời phải có chế tài, biện pháp mạnh tay với những vi phạm.

Có thể thấy trên thị trường bất động sản những năm qua, nhiều cá nhân, doanh nghiệp khi giao dịch bất động sản phần lớn đều tìm cách kê khai giá thấp hơn so với hợp đồng công chứng nhằm mục đích trốn thuế.

Nhất là trong những tháng gần đây, tình trạng “sốt” đất tại các địa như: Hưng Yên, Hải Phòng, ngoại thành Hà Nội, Thái Nguyên… càng cho thấy rõ “vấn nạn” này.

Một nhà đầu tư bất động sản tại Hưng Yên thông tin, hầu hết khi trả tiền mua sản phẩm người mua đều yêu cầu bên bán ghi số tiền mua trên hợp đồng thấp hơn so với thực tế từ 20 - 35% để được giảm tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp cho Nhà nước.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top