Đất tăng “nóng”, người dân đua nhau đi làm “cò đất”
Anh N.V.T - môi giới bất động sản tay ngang tại Hà Tĩnh cho hay, từ trước anh vốn chỉ làm công nhân tại một khu công nghiệp tại địa phương. Tuy nhiên, khoảng 2 năm gần đây, khi thị trường bất động sản tại Hà Tĩnh có nhiều cơn “sốt đất” nổi lên, anh đã bỏ hẳn công việc cũ để làm môi giới bất động sản.
“Trước tôi không nghĩ rằng mình sẽ đi làm môi giới bất động sản. Tuy nhiên, kể từ ngày bất động sản Hà Tĩnh nóng lên, nhà đầu tư từ nhiều nơi tìm về mua bán tấp nập. Nhiều người dân ở địa phương tôi cũng bỏ nghề để đi làm môi giới. Thấy mọi người mỗi lần giới thiệu thành công đều nhận được tiền ngay nên tôi cũng muốn như thế. Mà hoa hồng mỗi giao dịch có khi bằng mấy tháng lương tôi đi làm công nhân rồi”, anh T nói.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Năm 2022 sẽ là năm của hàng loạt các thương vụ M&A bất động sản đình đám
Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam nhận định, việc mở cửa trở lại hoàn toàn ngành du lịch có thể sẽ “thổi bùng” lên sự sôi động của hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực bất động sản.
Trước đây, các thương vụ M&A thường được xem đơn giản là thâu tóm, thao túng, “cá lớn nuốt cá bé”. Giờ đây, các thương vụ đang chuyển sang hợp tác hai bên cùng có lợi. Các nhà đầu tư ngoại mong muốn hợp tác, tôn trọng đối tác địa phương vì hiểu thị trường, đảm bảo quỹ đất sạch. Những giao dịch vẫn mang tính chất hợp tác, nhà đầu tư Việt Nam có thể giữ lại 15 - 20%, có trường hợp là 50 - 50.
Trong thương vụ M&A ở Việt Nam, khối nội có lợi thế là am hiểu pháp lý và khả năng tiếp cận nguồn đất sạch với giá cạnh tranh. Trong khi đó, khối ngoại ngoài vai trò cấp vốn, còn đem lại nhiều thứ quý giá khác như kinh nghiệm, chiến lược phát triển, ý tưởng thiết kế.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giá bất động sản tăng “nóng“ gây nhiều hệ lụy
Giá bất động sản tăng cao thời gian qua đã khiến khả năng mua nhà của người dân ngày càng khó khăn hơn, về lâu dài sẽ tạo ra nhiều hệ lụy và sự chênh lệch giàu nghèo.
Bên cạnh đó, giá đất tăng không đúng giá trị thực đang dẫn tới nguy cơ trầm lắng cho nền kinh tế và sẽ ảnh hưởng đến chính sách phát triển nhà ở giá thấp. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu cơ chế phát triển nhà ở thương mại giá thấp, lồng ghép vào việc sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở trong thời gian tới, nếu được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ chế cho phát triển loại hình nhà ở này.
Còn theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, việc hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, đô thị được đầu tư, phát triển nhanh hiện nay làm tăng giá trị của đất đai, đấy là nguyên lý của thị trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây
"Bất động sản du lịch trong bối cảnh mới cần định vị lại thương hiệu để hút khách quốc tế"
Ngành du lịch đã chính thức mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch từ ngày 15/3. Đây vừa là cơ hội và cũng là những thách thức để ngành du lịch trở lại đường đua trong điều kiện bình thường mới. Sự phục hồi của ngành du lịch được kỳ vọng trở thành đòn bẩy, giúp thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trở lại “thời hoàng kim”. Bởi sự hồi phục của lĩnh vực du lịch sẽ tác động tích cực tới công suất phòng, số phòng. Mặt khác, trong phát triển kinh tế, du lịch là điểm rất mạnh của Việt Nam nhưng vẫn chưa được khai thác và định vị một cách xứng tầm.
Do đó, việc mở cửa hoàn toàn du lịch cùng với chiến lược phát triển định vị thị trường du lịch Việt Nam là cơ sở vững chắc để bất động sản du lịch nghỉ dưỡng có “đất diễn” bền vững.
Xung quanh vấn đề Việt Nam mở cửa du lịch, nên hướng định hướng thị trường du lịch và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng ra sao, Reatimes đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Hà - Chủ tịch Lux Group.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhà phố và shophouse nghỉ dưỡng được đánh thức sau giấc ngủ dài
Chính sách mở cửa du lịch từ 15/3 và nhiều tín hiệu tích cực cho thấy thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang chuẩn bị khởi sắc, trong đó loại hình nhà phố, shophouse nghỉ dưỡng đang quay trở lại đường đua.
Theo báo cáo mới nhất của DKRA Vietnam, trong hai tháng đầu năm 2022, biệt thự nghỉ dưỡng có 5 dự án, trong đó 2 dự án mới và 3 dự án giai đoạn tiếp theo. Cụ thể, nguồn cung có 354 căn, lượng tiêu thụ chiếm 47% là 167 căn, cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước.
DKRA Vietnam cho biết, nguồn cung mới không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm trước, tập trung hầu hết vào tháng 1/2022 - giai đoạn trước Tết Âm lịch (chiếm khoảng 95%) và phân bổ chủ yếu tại khu vực miền Bắc - chiếm 44% tổng nguồn cung mới toàn thị trường. Thanh Hóa, Hòa Bình và Bình Thuận tiếp tục là những địa phương dẫn đầu về nguồn cung và lượng tiêu thụ toàn thị trường.