Sau khi lãi cả bao tải tiền từ sốt đất, nhà đầu tư tay to đang toan tính điều gì?
Cơn sốt trên thị trường bất động sản khắp từ Nam ra Bắc đều có sự góp mặt của những nhà đầu tư lớn, họ là những cánh chim đầu đàn đến rồi lại đi, mang đến những cơn sốt đất rồi nhanh chóng thoát hàng ôm cả bao tải tiền lời.
Đánh giá về nhóm nhà đầu tư tay to trên thị trường bất động sản thời gian qua, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết gần một năm trở lại đây dưới tác động của dịch Covid-19 thị trường đang chứng kiến sự đổi chiều nhóm nhà đầu tư "những cánh chim đầu đàn". Họ là những nhà đầu tư đã có 1 căn nhà, tham gia mua bán trên thị trường từ nhiều năm nay.
"Hai năm qua, có rất nhiều cánh chim đầu đàn đi các tỉnh phía Nam, vào TP.HCM, lùng sục các thị trường bất động sản ven biển Miền Trung đầu tư. Tuy nhiên, sau khi giá nhà tại TP.HCM đã tăng lên cao, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng rơi vào giai đoạn thoái trào những cánh chim đầu đàn này đang có xu hướng trở về quê hương - Hà Nội", ông Quốc Anh nhấn mạnh.
Cũng theo vị chuyên gia này, đội ngũ nhà đầu tư lâu năm họ thường rất nhạy bén, họ lựa chọn rất kỹ những tài sản thực sự có giá trị để đầu tư. Chính bởi lý do này thời gian vừa qua có một làn sóng nhà đầu tư đổ tiền vào BĐS làng nghề vùng ven Hà Nội, các khu đô thị ven đô và những thị trường bất động sản tỉnh có hạ tầng phát triển...với những sản phẩm chắc chắn có lời với mức giá còn rẻ.
Thực tế cho thấy, thời gian qua đã có những nhóm nhà đầu tư tay to thắng lớn sau hàng loạt cơn sốt đất tại Ba Vì, Hòa Bình, Thanh Hóa, Móng Cái, Vân Đồn, Bắc Ninh, Hải Dương...Họ là những nhà đầu tư vào thị trường từ khi giá mới bắt đầu nhen nhuốm tăng và khi đạt tới điểm giới hạn tăng 30-70% cũng là thời điểm họ rút khỏi thị trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giá thuê đất khu công nghiệp tăng: Nhà đầu tư đang lạc quan quá đà?
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, giá cho thuê đất khu công nghiệp liên tục tăng đến từ sự lạc quan tích cực của những nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư bất động sản khu công nghiệp đã rất lạc quan từ cuối năm 2020, đầu năm 2021. Mọi người mong rằng có sự đổ bộ các nhà đầu tư của Mỹ rời khỏi Trung Quốc vào Việt Nam.
Trước đó, có một số hãng lớn đưa tin, nhà xưởng lớn từ Trung Quốc di dời sang Việt Nam, nhưng đó chỉ là những trường hợp riêng lẻ còn những công ty lớn như Mỹ, châu Âu thì không thấy có động thái di dời. Chính vì thế, thị trường bất động sản công nghiệp dù có nhiều hứa hẹn, nhưng những hứa hẹn đó chưa thực sự trở thành sự thật trong những tháng vừa qua.
Trong những năm qua, khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra, Việt Nam mong đợi các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp sẽ dồn nhiều về Việt Nam, nhưng nó mới chỉ trong tình trạng mong đợi, chưa xảy ra một cách mạnh mẽ.
Ngay cả đến thời điểm hiện tại, tôi không thấy dấu hiệu một cuộc đổ bộ của các nhà đầu tư vào Việt Nam. Có vẻ như, dấu hiệu này chỉ xuất hiện trên giấy tờ và sự kỳ vọng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội: Cư dân chung cư 6th Element của Tập đoàn Bắc Hà kêu cứu vì bị mất nước giữa dịch Covid-19
Được biết, tòa nhà chung cư 6th Element do Công ty Cổ phần Tập đoàn Bắc Hà (Tập đoàn Bắc Hà) làm chủ đầu tư. Chung cư này có vị trí đắc địa tại Lô đất 17 – HH01 (thuộc khu đô thị Tây Hồ Tây, quận Tây Hồ, Hà Nội), với tổng diện tích 9.530m2. Không lâu sau khi tòa nhà được đưa vào vận hành, giữa cư dân, Ban quản lý và chủ đầu tư đã xảy ra xung đột về lợi ích.
Theo phản ánh của cư dân chung cư 6th Element, chung cư này đang tồn tại một số vấn đề bất cập, thế nhưng suốt một thời gian dài chưa được chủ đầu tư, Ban quản lý tòa nhà và chính quyền sở tại xử lý dứt điểm. Cụ thể, cư dân có ký kết hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Tập đoàn Bắc Hà. Tuy nhiên, hiện nay giữa 2 bên chưa tìm được tiếng nói chung trong việc tính toán phí quản lý và vận hành tòa nhà.
Một cư dân cho biết: “Việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Bắc Hà tự ý đưa ra con số phí dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà là 12.700 đồng/m2 (so với 13.000 đồng/m2) so với hợp đồng mua bán căn hộ, mà không có giải trình hợp lý là vi phạm”.
Tuy nhiên, sau nhiều lần kiến nghị với chủ đầu tư về vấn đề trên nhưng không được phúc đáp, cư dân đã quyết định chưa nộp phí dịch vụ theo mức giá mà Tập đoàn Bắc Hà thông báo. Do đó, cư dân cho rằng, việc đại diện Công ty Cổ phần Friendly - đơn vị quản lý tòa nhà đến yêu cầu cư dân ký biên bản với nội dung “không nộp phí dịch vụ” là không đúng chức năng, thẩm quyền và chưa đúng bản chất của vấn đề.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Phép thử khả năng phục hồi cho các đô thị Việt Nam mang tên Covid-19
Các đô thị - hiện thân cho những thành quả của nhân loại - luôn hấp dẫn bởi sự tập trung của những công trình kiến trúc độc đáo, những con đường tấp nập giao thông, những ánh đèn hào nhoáng, mang đến cho ta cảm giác choáng ngợp về những gì mà con người có thể tạo ra.
Tuy nhiên, các đô thị cũng dễ bị tổn thương, dễ bị thiệt hại trước những tác động của các hiểm họa từ tự nhiên hay do con người bởi tập trung một lượng lớn dân cư và tài sản vật chất xã hội. Hơn nữa, các thành phố luôn được xem là những động lực tăng trưởng kinh tế của các quốc gia nên cũng thể hiện rõ ràng nhất các hậu quả suy thoái sau mỗi thảm họa và khủng hoảng. Nhưng nhìn một cách tích cực, đô thị lại có khả năng phục hồi tốt hơn sau đó do có nhiều hơn các nguồn lực và kỹ năng mà người dân sở hữu để có thể huy động.
Cùng với sự đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, các quốc gia thể hiện rõ mong muốn phần lớn dân số sẽ sống ở các đô thị. Các thành phố trở thành những cơ thể “béo phì”, tích tụ những căng thẳng đô thị. Nói cách khác, các thành phố ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với những rủi ro so với quá khứ. Những áp lực toàn cầu mới - biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, lan truyền dịch bệnh, suy thoái kinh tế và đe dọa khủng bố... đặt ra những thách thức mới.
Chẳng hạn như bên cạnh các vấn đề về biến đổi khí hậu diễn ra khốc liệt hơn, ô nhiễm môi trường có dấu hiệu trầm trọng hơn hay nguy cơ khủng bố hiển hiện rõ ràng hơn, những năm cuối thập niên thứ hai, đầu thập niên thứ ba của thế kỷ XXI đã chứng kiến một đại dịch lớn khiến các thành phố chững lại sau một thời gian dài mải mê cạnh tranh, thúc đẩy các hoạt động tăng trưởng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Lý giải yếu tố khiến giá thuê văn phòng Hà Nội, TP.HCM vênh nhau rõ rệt
Savills Việt Nam vừa có báo cáo chỉ rõ điểm khác biệt lớn của thị trường văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM.
Cụ thể, lĩnh vực văn phòng tại Hà Nội từ nhiều năm nay đã có các dự án hạng A tập trung ở 3 khu vực khác nhau thay vì phần lớn tập trung tại một khu vực trung tâm như TP/HCM.
Đây là một trong những yếu tố dẫn đến sự chênh lệch rõ rệt về giá thuê của hai thị trường và xu hướng dịch chuyển nguồn cung.
Vì quỹ đất giới hạn và chi phí phát triển bất động sản tại các khu vực trung tâm không hề thấp, các nhà phát triển bất động sản văn phòng Hà Nội và TP.HCM đã có sự dịch chuyển/ mở rộng dự án ra ngoài trung tâm.
Song theo ghi nhận từ Savills, Hà Nội đã bắt đầu sự chuyển dịch từ 10 năm trước và TP.HCM bắt đầu trong 2 năm trở lại đây. Hiện tại, Hà Nội đã hình thành rõ rệt 3 trung tâm tập trung văn phòng hạng A gồm khu Hoàn Kiếm, khu nội thành (chiếm 38% tổng nguồn cung văn phòng hạng A) và khu vực phía Tây Thủ đô (chiếm 35%).