Aa

Bất động sản 24h: Tại sao đất nền là “miếng bánh ngon“ cho nhà đầu tư năm 2021?

Thứ Tư, 10/03/2021 - 10:30

Tại sao đất nền là "miếng bánh ngon" cho nhà đầu tư năm 2021?; Thanh Hóa: Nhiều dự án vi phạm kiểu “con voi chui lọt lỗ kim”... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Tại sao đất nền là "miếng bánh ngon" cho nhà đầu tư năm 2021?

Từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021, thông tin phân khúc đất nền sẽ là xu hướng đầu tư trong thời gian tới đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo giới đầu tư.

Chỉ cần truy cập internet, gõ cụm từ “đất nền 2021” sẽ cho ra 32 triệu kết quả trên các trang thông tin khác nhau, chẳng hạn như “…Năm 2021 sẽ là năm của đất nền với nhiều triển vọng lớn”; “đất nền sẽ là “miếng bánh ngon” cho các nhà đầu tư trong năm 2021”; “phân khúc đất nền sẽ bùng nổ giao dịch trong thời gian tới”, …

Đầu tư đất nền
Đất nền sẽ là “miếng bánh ngon” cho các nhà đầu tư trong năm 2021.


Và không phải tự nhiên các chuyên gia bất động sản lại có những nhận định về phân khúc đất nền sẽ là xu hướng đầu tư trong năm 2021. Để đưa ra những nhận định này, hầu hết các chuyên gia và giới đầu tư đều nhìn nhận từ 3 lý do

Thứ nhất, xuất phát từ quan niệm “tấc đất tấc vàng”, tích lũy tài sản truyền thống của người Việt, đất nền sẽ là “vịnh tránh bão”. Ở bất cứ giai đoạn nào của thị trường, đất nền luôn bảo toàn được giá trị của mình...

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Thức tỉnh" dự án công viên hồ điều hòa chết lâm sàng

Bao giờ thì công viên Chu Văn An, công viên, hồ điều hòa Phùng Khoang, công viên Tây Nam Hà Nội… và loạt “bánh vẽ” quy hoạch khác được thành hình? Giải pháp nào để đẩy nhanh tiến độ dự án, nguồn lực nào thực thi và “vết xe đổ” trễ nải thực thi quy hoạch liệu có lặp lại? Làm sao để khai thác và bảo vệ nguồn lực đất đai khi sự cạn kiệt đang nhìn thấy rõ? Nên hay không nên khai thác không gian ngầm?

Đó là loạt câu hỏi mà dư luận đang rất cần câu trả lời khi thực tế có hàng loạt khu đất công sau thời gian dài bỏ hoang, đắp chiếu đã thành đất tư, tình trạng “chảy máu” đất công thông qua nhiều hình thức tinh vi như: Xin đất đối ứng cho dự án BT, giao đất với giá “bèo”, cho thuê sử dụng sai mục đích, chậm tiến độ rồi xin điều chỉnh quy hoạch… đã khiến quỹ đất dành cho phát triển đô thị ngày càng trở nên nghèo nàn.

Trong bối cảnh Thành phố đang thiếu trầm trọng không gian xanh, việc các dự án công viên, hồ điều hòa vắt qua cả thập kỷ vẫn chưa hẹn ngày về đích khiến người dân không khỏi xót xa và lo ngại tiếp diễn tình trạng “chảy máu” đất công.

Tiếp tục đi sâu vào câu chuyện “thức tỉnh” các dự án công viên, hồ điều hòa chết lâm sàng, Reatimes đã có cuộc trò chuyện với KTS. Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư TP. Hà Nội).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thanh Hóa: Nhiều dự án vi phạm kiểu “con voi chui lọt lỗ kim”

Theo Sở Xây dựng Thanh Hóa, nhiều dự án, công trình xây từ lâu (2015, 2016) nhưng chưa phát hiện, xử lý kịp thời vi phạm, mà vẫn tiếp tục tồn tại và không phù hợp với hồ sơ đầu tư xây dựng được thẩm định.

Cơ quan có thẩm quyền vừa có báo cáo kết quả việc đầu tư xây dựng, sử dụng đất đối với các dự án khu vực nút giao đường Võ Nguyên Giáp và đường CSEDP (TP. Thanh Hóa).

Cơ quan kiểm tra cũng chỉ rõ hàng loạt sai phạm liên quan tới những dự án này, trong đó có việc chưa thực hiện đầu tư xây dựng hoặc chậm tiến độ đầu tư, vi phạm pháp luật về xây dựng, cụ thể:

Dự án Trung tâm thương mại tổng hợp và showroom ô tô Ford Thanh Hóa: Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Thương mại ô tô Thanh Hóa, địa điểm tại phường Đông Vệ và phường Quảng Thành, TP. Thanh Hóa. Tổng diện tích khu đất thực hiện dự án là hơn 3,6 nghìn m2. Tại thời điểm kiểm tra, công ty đã đầu tư xây dựng đủ các hạng mục công trình. Hạng mục nhà trung tâm thương mại và showroom ô tô đúng vị trí, kích thước, nhưng quy mô 2 tầng là chưa đảm bảo 4 tầng theo tổng mặt bằng xây dựng và giấy phép xây dựng được cấp.

Chủ đầu tư đã thực hiện xây dựng thêm 3 hạng mục gồm nhà mái tôn, cột sắt 1 tầng, hiện đang sử dụng làm khu để xe, rửa xe mà không có trong mặt bằng quy hoạch, giấy phép xây dựng được cấp.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Vì sao Lâm Đồng không thu tiền hàng loạt biệt thự và nhà công sản?  

Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã có Kết luận Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Theo Kết luận Thanh tra, việc bán biệt thự, cho thuê nhà công sản tại TP. Đà Lạt có nhiều bất cập, vi phạm quy định của pháp luật.

Cụ thể, về việc bán tài sản nhà đất biệt thự trong giai đoạn 2013 - 30/6/2018, UBND tỉnh Lâm Đồng đã bán 20 biệt thự (có 19 biệt thự bán theo hình thức đấu giá và 1 biệt thự bán theo hình thức chỉ định), còn lại 1 căn biệt thự số 3 Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Cadasa  Lâm Đồng
Cadasa kinh doanh nhiều biệt thự được Lâm Đồng cho thuê

Tuy nhiên, qua rà soát hồ sơ, trong 20 biệt thự đã bán, có 7 trường hợp chậm nộp tiền, nhưng chưa tiến hành xử phạt chậm nộp theo quy định với tổng số tiền là 2,1 tỷ đồng. Sau khi kết thúc thanh tra, đã có 1 doanh nghiệp nộp tiền phạt, còn lại 6 đơn vị chưa nộp với tổng số tiền là 876 triệu đồng.

Trong khi đó, đối với tài sản công, biệt thự công hữu dùng để cho thuê cũng để xảy ra nhiều vi phạm. Tại thời điểm thanh tra, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng đang tiến hành thanh tra việc cho thuê biệt thự nên Đoàn thanh tra không kiểm tra toàn diện việc cho thuê biệt thự.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cư dân khóc ròng vì bị chủ đầu tư “đem con bỏ chợ”

Được biết, chung cư Nhà B, thuộc tổ dân phố Xuân Lộc 4 (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do CTCP Xây dựng số 2 (đã đổi tên thành CTCP Đầu tư và Xây dựng Vina 2 - gọi tắt là Vina2) làm chủ đầu tư. Dự án được triển khai từ tháng 6/2004, hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 12/2005.

Theo phản ánh của cư dân, chung cư Nhà B do Vina2 làm chủ đầu tư đã xây dựng sai thiết kế được cấp phép, bịt sảnh cầu thang thoát hiểm, biến nhà để xe thành căn hộ rồi bán hoặc cho thuê. Công trình đưa vào sử dụng hơn 15 năm nhưng chưa một lần bảo trì, các công trình ngày càng xuống cấp, hỏng hóc. Hệ thống phòng cháy chữa cháy tê liệt, hệ thống điện mất an toàn, nước ăn uống, sinh hoạt bị ô nhiễm… khiến cư dân bức xúc.

Cụ thể, theo phê duyệt được Sở Xây dựng Hà Nội cấp, chung cư Nhà B có diện tích xây dựng 1.503,2m2, trong tổng diện tích sàn xây dựng 4.308,1m2. Tòa nhà được phép xây 5 tầng và tầng trệt 1 gồm 4 phòng để xe (B101, B104, B106, B108 dành cho cư dân), 4 cửa hàng (B102, B103, B105, B107) và 2 sảnh cầu thang thoát hiểm.

Tuy nhiên, trong quá trình đưa vào sử dụng, Vina2 xây dựng sai thiết kế tầng trệt, biến 2 sảnh cầu thang thoát hiểm (sảnh căn hộ) thành 2 căn hộ để ở (P109; P110). Không dừng lại ở đó, 3 nhà để xe đạp, xe máy (P104; P106; P108) thuộc phần sở hữu chung của cư dân cũng bị chủ đầu tư đem bán hoặc cho thuê.

Xem thông tin chi tiết tại đây

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top