Thị trường bất động sản đang ở cuối chu kỳ tăng giá?
Thị trường bất động sản trong các tháng cuối năm 2021 chưa phải là giai đoạn thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao.
TS. Đinh Thế Hiển - Chuyên gia kinh tế cho biết, hầu hết nhà đầu tư đang gặp khó khăn do dịch bệnh, nhất là sau giai đoạn một số thành phố lớn giãn cách kéo dài khiến mọi quyết định xuống tiền vào bất động sản cần suy tính. Tâm lý giằng co có thể đến từ việc các nhà đầu tư lo ngại về việc thị trường có thể đang ở trong giai đoạn đỉnh sóng và cuối chu kỳ tăng giá kéo dài vừa qua.
TS. Hiển cho rằng bất cứ sản phẩm đầu tư về tài chính nào sau một quá trình tăng giá kéo dài sẽ có 02 kịch bản, một là đi ngang, tích lũy để tăng tiếp hoặc nếu xấu hơn thì sẽ xuống một nhịp rồi mới có thể quay lại tăng.
“Thực tế cho thấy, từ khi thị trường bất động sản dần tan băng vào năm 2014 và tăng giá liên tục từ năm 2016-2019. Từ năm 2019, nhiều người đã lo lắng nhưng thị trường đã không rớt, chỉ có một số phân khúc đi ngang và tiếp tục tăng. Đến nay, sau chu kỳ 5 năm tăng, giá bất động sản có những vùng tăng mạnh, thậm chí 300%, như vậy theo kinh nghiệm sau một xu hướng tăng giá dài hạn sẽ đến lúc tích lũy đi ngang”, TS. Hiển nhận định.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Xuất hiện các “vua đất” thông qua loạt thương vụ M&A hàng trăm triệu USD
Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn sôi động với các giao dịch đất đai quy mô lớn đến từ các doanh nghiệp lớn như Vinhomes, Nam Long, Hưng Thịnh. Dự báo các cuộc thâu tóm này sẽ làm thay đổi thị trường bất động sản hậu Covid-19.
Mặc dù Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều loại hình kinh doanh, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn sôi động với các giao dịch đất đai quy mô lớn. Quy mô giao dịch tính theo diện tích đất (hécta) đã tăng lên đáng kể.
Theo JLL nhận định, quỹ đất tại các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội ngày càng khan hiếm trong khi giá đất không ngừng tăng cao. Nhiều chủ đầu tư đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng và chuyển sang các điểm đến mới đầy tiềm năng như khu vực tỉnh vệ tinh, các vùng ven biển miền Trung, hay thậm chí là khu vực Tây Nguyên.
Đặc biệt, trong 2 năm qua, hàng loạt các giao dịch chuyển nhượng bất động sản trị giá hàng trăm triệu USD được “sang tay”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hậu Covid-19: Nhà đầu tư bất động sản chọn thành phố hay tỉnh lẻ?
Giá mặt bằng tại các thành phố lớn đang thiết lập ở mức quá cao khiến biên lợi nhuận thấp trong khi các tỉnh vùng ven lại ngày càng đồng bộ về hạ tầng, có nhiều lực đẩy khiến không ít nhà đầu tư đi tìm vùng đất mới.
Hiện khu vực nội đô các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM đều đối mặt với sự cạn kiệt quỹ đất khiến giá bất động sản thiết lập ở mức cao. Gần như mọi loại hình bất động sản đều có xu hướng tăng giá qua từng năm, rõ ràng nhất là thị trường căn hộ. Những dự án căn hộ với giá 25 - 30 triệu đồng/m2 đã không còn, thay vào đó là các phân khúc trung vào cao cấp.
Cụ thể, theo Báo cáo của Bộ Xây dựng, thống kê giá giao dịch căn hộ chung cư bình quân trong quý II/2021 tại Hà Nội và TP.HCM tăng từ 5 - 7% so với quý trước.
Tại Hà Nội, dự án Sunshine Garden tăng khoảng 5,9%, Xuân Mai Complex tăng khoảng 4,5%, Hòa Bình Green City tăng khoảng 5,1%... Hay tại TP.HCM, dự án Cantavil An Phú - Cantavil Premier tăng khoảng 7,1%, Opal Riverside tăng khoảng 6,3%, Sunview Town tăng khoảng 5,5%...
Phần lớn sản phẩm chủ đạo được mở bán trên thị trường trong thời gian qua vẫn là phân khúc căn hộ trung cấp. Giá căn hộ chung cư trung cấp dao động khoảng 30 triệu đồng/m2 đến dưới 50 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó, thị trường cũng chứng kiến sự ra đời của nhiều dự bán cao cấp, đặc biệt là TP. Hà Nội và TP.HCM. Theo đó, các dự án có giá chào bán trên thị trường từ khoảng 110 triệu đồng đến 700 triệu đồng/m2.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đầu tư bất động sản châu Á - Thái Bình Dương có đạt kỷ lục trong năm tới?
Các chuyên gia phân tích dự báo, với niềm tin về nền kinh tế phục hồi hậu Covid-19, khối lượng đầu tư bất động sản sẽ tiếp tục tăng mạnh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Knight Frank, công ty tư vấn bất động sản có trụ sở tại London (Vương quốc Anh) thành lập từ năm 1896, mới đây đã công bố báo cáo các Nguồn vốn hoạt động trong lĩnh vực đầu tư bất động sản năm 2021 (Active Capital 2021). Theo đó, công ty này dự báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ chứng kiến khối lượng đầu tư tăng ⅓ , phần lớn từ các nhà đầu tư Hoa Kỳ và các công ty tư nhân.
Theo dõi dòng vốn đầu tư bất động sản tại 289 thành phố, báo cáo này nhận định: “Sự hồi sinh của dòng vốn đầu tư vào bất động sản, đạt mức kỷ lục so với trước đại dịch trong các lĩnh vực chính bao gồm văn phòng, logistics và dân cư, báo hiệu sự trở lại đáng kể của các nhà đầu tư.”
Phân khúc cao ốc văn phòng được kỳ vọng sẽ thu hút đến 50% tổng khối lượng đầu tư của các nhà đầu tư xuyên biên giới trên toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư tư nhân sẽ có sự gia tăng nhu cầu với lĩnh vực khách sạn trong năm tới.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thông tin mới nhất về việc đưa 5 huyện tại Hà Nội lên quận
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3599/UBND-NC về việc báo cáo tình hình thực hiện đồ án đầu tư, xây dựng 5 huyện thành quận. Các bí thư huyện ủy, chủ tịch UBND 5 huyện phát triển lên quận có nhiệm vụ báo cáo kết quả đạt được cụ thể của từng tiêu chí đến hết ngày 31/10/2021.
Tại công văn nêu rõ, đề triển khai các đề án đầu tư xây dựng, phát triển 5 huyện gồm Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng thành quận theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của HĐND TP. Hà Nội về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025 của thành phố đã bố trí kế hoạch đầu tư.
Theo đó, căn cứ chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện trên, Giám đốc các sở là thành viên Ban Chỉ đạo khẩn trương rà soát toàn bộ các nhiệm vụ được giao trong việc đầu tư xây dựng 5 huyện thành quận, đề xuất thành phố các biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên tinh thần tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để xây dựng 5 huyện thành quận…