Aa

Bất động sản 24h: Thị trường kho bãi tăng giá mạnh, môi giới đua nhau bán hàng

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Tư, 21/07/2021 - 10:30

Thị trường kho bãi tăng giá mạnh, môi giới đua nhau bán hàng; 6 cơ hội và 5 thách thức cho thị trường bất động sản Việt Nam nửa cuối năm 2021... là những thông tin bất động sản được quan tâm nhất 24h qua.

Thị trường kho bãi tăng giá mạnh, môi giới đua nhau bán hàng

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản “điêu đứng” khi liên tiếp trải qua các đợt dịch Covid-19 thì bất động sản kho bãi vẫn “sống khỏe” nhờ dịch bệnh. Tại thị trường Hà Nội, giá thuê kho bãi đã thiết lập mức mới trong khoảng 2 năm qua.

Giá thuê kho bãi tại Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới trong hơn một năm trở lại đây.
Giá thuê kho bãi tại Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới trong hơn một năm trở lại đây (Ảnh: VnExpress)

Dưới góc nhìn của người trong ngành, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy tốc độ số hóa và sự thay đổi hành vi của người dùng, trở thành chất xúc tác mạnh mẽ cho sự tăng trưởng thương mại điện tử trên toàn cầu. Trong bối cảnh giãn cách, hạn chế tụ tập đông người, mua sắm trực tuyến, đi chợ online trở thành lựa chọn của phần đông khách hàng.

Sự bùng nổ của thương mại điện tử lại là động lực lớn cho sự phát triển của logistics, bất động sản hậu cần (nhà xưởng, kho bãi) tại Việt Nam bởi nhu cầu chứa hàng, lưu trữ các mặt hàng nhu yếu phẩm tăng mạnh. Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy tất yếu đó.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ngọt và chua bất động sản logistics

Những thay đổi về cấu trúc dân số, công nghệ, và đô thị hóa đang và sẽ làm thay đổi rất nhiều cách mà chúng ta sống, làm việc, và mua sắm. Thương mại điện tử ngày càng trở thành một cấu phần quan trọng của các nền kinh tế, và hoạt động này sẽ không thể thiếu các dịch vụ hậu cần kho bãi (logistics).

Nhu cầu bất động sản logistics vì vậy tăng cao và nhanh ở các đô thị lớn khắp nơi trên thế giới. Nhưng điều gì sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh trong đầu tư bất động sản logistics?

Thế hệ Millennials hiện nay chiếm khoảng 1/4 dân số toàn cầu, là nhóm người quen thuộc với công nghệ và có khả năng tiêu dùng cao nhất. Không những thế, nhóm dân số này tập trung nhiều ở các đô thị lớn và ngày càng ưa chuộng thương mại điện tử trong việc mua sắm. Thói quen mua sắm trực tuyến còn vô tình được thúc đẩy nhanh hơn qua giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát.

Xem thông tin chi tiết tại đây

6 cơ hội và 5 thách thức cho thị trường bất động sản Việt Nam nửa cuối năm 2021

Sau một thời gian dài phải gánh chịu tổn thương từ cơn bão Covid-19, thị trường bất động sản vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi về vĩ mô, chính sách để phục hồi trong năm 2021.

Năm 2021, thị trường bất động sản đón nhận nhiều kỳ vọng bởi những chính sách như Nghị định 148/2020/NĐ-CP,  Nghị định số 25/2020/NĐ-CP, các Luật sửa đổi đi vào thi hành sẽ giúp tháo gỡ nhiều vướng mắc về thủ tục đất đai cho dự án bất động sản, là đòn bẩy để thị trường năm 2021 tiến bước.

ông Đỗ Viết Chiến

Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, sự trở lại của các làn sóng dịch bệnh Covid-19 đã khiến thị trường diễn biến phức tạp, có xu hướng chững lại ở một số phân khúc. Nguồn lực tài chính cho đầu tư các dự án bất động sản chưa đa dạng và bền vững, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tiền ứng trước của khách hàng. Đặc biệt, thị trường đã phải chứng kiến cơn “sốt đất” cục bộ tại nhiều địa phương, khiến thị trường quay cuồng suốt cả quý I.

Sang quý II, sự trở lại của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 cũng đang tiếp tục làm gián đoạn, đảo lộn các hoạt động của doanh nghiệp bất động sản, nhất là công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm và bán hàng. Dòng tiền bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mọi hoạt động bán hàng và mua hàng bị ngừng trệ vì thực hiện các biện pháp của Chính phủ về hạn chế di chuyển, cách ly toàn xã hội và tâm lý phòng thủ của người dân trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Xem thông tin chi tiết tại đây

3 trường hợp chung cư cũ buộc phải phá dỡ để cải tạo, xây lại

Câu chuyện cải tạo chung cư là câu chuyện muôn thuở, được bàn đi bàn lại nhiều lần. Để giải quyết bài toán này, việc xác định rõ các trường hợp cần phá dỡ cải tạo, xây lại là rất cần thiết.

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn thành phố có 1.579 nhà chung cư cũ có quy mô từ 2 - 5 tầng, chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 đến cuối năm 1980, tập trung lớn ở khu vực nội đô lịch sử. Trong đó, có 200 nhà nguy hiểm cấp C, 137 nhà cấp B và 7 nhà thuộc diện nguy hiểm cấp D.

Trước thực trạng đó, Hà Nội đã triển khai đánh giá và cải tạo, xây lại các toà chung cư. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay, chỉ mới có 18 dự án chung cư cũ được cải tạo xây lại, chiếm khoảng 1,14% tổng số nhà chung cư cũ. Con số này còn quá hạn chế so với nhu cầu đặt ra.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nữ tư vấn bất động sản tiết lộ "sốc": Cạm bẫy bủa vây, khách gạ đổi tình lấy căn hộ

Tư vấn bất động sản đối với nữ giới gặp không ít phiền toái khi bị khách gạ tình để chốt đơn. Khách hàng thay vì quan tâm tới dự án thì thường hỏi về cuộc sống riêng tư của các nữ tư vấn viên.

Có ngoại hình, kỹ năng giao tiếp tốt nên chị H. K. P. (ở Thái Bình) có rất nhiều mối quan hệ trong nghề bất động sản. Nhiều năm trong nghề, P. đã tiếp xúc với không ít khách. Có người khó tính, người dễ tính, có khách thì lại "đồng bóng" hoặc vô cùng khó đoán biết, song nữ tư vấn viên sinh năm 1993 cũng gặp nhiều vị khách có ý đồ xấu. 

Theo chị P., cạm bẫy luôn bủa vây những nữ môi giới như cô. Vấn đề "gạ tình" hoặc đề nghị trao đổi tình lấy việc chốt mua căn hộ, dự án không hiếm. Chị P. thường xuyên gặp các vấn đề như vậy.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top