Tương lai của đầu tư đất nền?
Chuyên gia cho rằng, đất nền tiếp tục là xu hướng đầu tư chủ đạo trong vòng 3 - 5 năm tới là bởi "thời gian sản xuất" của đất nền phân lô chính quy tỷ lệ 1/500, đất phân lô của người dân ngắn, nên tỷ suất lợi nhuận mà nhà đầu tư thu về cao hơn hẳn so với các phân khúc khác như chung cư và bất động sản nghỉ dưỡng.
Thời gian gần đây, hầu hết các phân khúc bất động sản đều rơi vào trạng thái thanh khoản chậm. Trong đó, ở phân khúc đất nền, được cho là có tính thanh khoản tốt nhất trước tới nay. Nhưng ở phân khúc bất động sản này cũng được nhận định có tính đầu cơ cao, do đó nhiều người cũng đặt ra dấu hỏi về loại hình này trong tương lai.
Đánh giá về phân khúc đất nền, PGS.TS. Trần Kim Chung, nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, phân mảng thị trường bất động sản đất đai tiếp tục có dấu hiệu gia tăng. Phân mảng thị trường đất khu vực mới lên đô thị tiếp tục có giao dịch; giá có tăng nhưng hiện đã không còn sốt.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thắt chặt tín dụng đối với vay mua bất động sản: Người dân càng xa vời giấc mơ an cư
Các chuyên gia nhìn nhận, Thông tư 39 sửa đổi với nhiều nội dung thắt chặt hoạt động vay mua bất động sản không chỉ khiến doanh nghiệp, nhà đầu tư khốn đốn mà cả người dân có nhu cầu ở thực cũng khó sở hữu một ngôi nhà.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/ 2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Mục tiêu của Dự thảo Thông tư là nhằm kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn của khách hàng vay và kiểm soát rủi ro tín dụng. Vì vậy, nhà điều hành đã bổ sung một loạt những nhu cầu vốn không được cho vay.
Cụ thể, NHNN yêu cầu các ngân hàng không được cho vay để khách hàng chứng minh khả năng tài chính trong các giao dịch dân sự với bên thứ ba. Đồng thời, không được cho vay góp vốn hợp tác đầu tư, kinh doanh mà vốn góp hình thành vốn điều lệ hoặc không hình thành vốn điều lệ; không cho vay nhận chuyển nhượng vốn góp; không cho vay thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch tương lai chưa đủ điều kiện; không cho vay bù đắp vốn tự có/hoàn tiền vay để mua bất động sản/hàng hóa.
Đánh giá về những sửa đổi này, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, một số nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo chưa thực sự hợp lý, chưa hạn chế được rủi ro tín dụng mang lại, ngược lại còn biểu hiện rõ việc thắt chặt tín dụng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bình Dương: Nhu cầu tìm kiếm bất động sản Bàu Bàng tăng gấp 4 lần
Cùng với mức độ quan tâm tăng cao, thì giá đất tại đây cũng chuyển hướng tích cực. Đây là ghi nhận từ batdongsan.com.vn, kênh dữ liệu lớn, về thị trường bất động sản tại tỉnh Bình Dương.
Theo báo cáo quý 1/2022 của kênh thông tin batdongsan.com.vn, xét ở yếu tố giá bán, trong các tỉnh vệ tinh lân cận TP.HCM, thì Bình Dương có giá đất nền tăng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2021 với mức tăng hơn 27%. Dĩ An, Thuận An và Thủ Dầu Một tiếp tục là các thị trường có lượng sản phẩm bất động sản rao bán nhiều nhất, trong đó TP. Thuận An dẫn đầu về lượng tin đăng bán và nhu cầu tìm kiếm bất động sản của toàn tỉnh. Dĩ An và Thủ Dầu Một cũng có lượng tin đăng bán nhà đất tăng 41% và 48%.
Gần đây, các huyện vùng ven Bình Dương như Bàu Bàng và Tân Uyên ghi nhận bứt phá mạnh về nguồn cung nhà đất chào bán với mức tăng trưởng tin rao bất động sản tăng 68 - 100%. Trong tháng 3, các thị trường thu hút được nhiều người quan tâm tìm kiếm đất nền nhiều nhất Bình Dương là Bến Cát, Bàu Bàng và Tân Uyên. Đặc biệt, huyện Bàu Bàng có lượng khách hàng tìm mua đất nền tăng gần 80% so với tháng trước.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Biệt thự, nhà phố bỏ hoang bị “ngáo giá”
Nhiều dự án biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội xây dựng xong bỏ hoang nhiều năm, xuống cấp, cỏ mọc đầy. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, thị trường xuất hiện nhiều nhà đầu tư đi “săn” mua, đẩy giá tăng cao.
Sau quãng thời gian sốt đất, thị trường đất nền Hà Nội đang có dấu hiệu hạ nhiệt, thay vào đó, phân khúc biệt thự, nhà liền kề đang được ghi nhận với lượng quan tâm lớn từ khách hàng. Cùng với sự quan tâm đó, giá bán biệt thự, liền kề cũng tăng đáng kể. Đáng nói, đối với những dự án biệt thự đang bị bỏ hoang, giá cũng tăng.
Khảo sát thực tế của PV, tại dự án khu đô thị sinh thái Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội dù đã hoàn thiện xong nhưng đến nay nhiều biệt thự vẫn bỏ trống không người ở, luôn trong tình trạng khoá cổng. Theo tìm hiểu, tất cả các căn biệt thự dù bỏ hoang nhưng đều đã có chủ nhân. Những căn biệt thự này đang được treo bảng rao bán và cho thuê.
Nhiều căn biệt thự, nhà liền kề tại khu đô thị này đã có dấu hiệu xuống cấp, thậm chí bỏ cho cỏ mọc từ dưới sân lên tường nhà, nhưng vẫn rao bán giá "trên trời". Theo lời một môi giới tại dự án này, cuối năm 2019, giá bán một căn nhà liền kề khoảng 6 - 7 tỷ đồng, nhưng ở thời điểm hiện tại đã tăng lên trên 12 tỷ đồng. Còn đối với nhà biệt thự, giá bán cuối năm 2019 dao động khoảng 100 triệu đồng/m2, tức là 14 - 15 tỷ đồng/căn với diện tích từ 130 - 150m2, cho đến năm 2022 giá tăng lên khoảng 19 - 20 tỷ đồng/căn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Mắc kẹt sau cơn sốt đất điên cuồng, nhà đầu tư bán nhà, ở trọ, còng lưng trả nợ
Sau khi cơn sốt đất nguội đi, không ít nhà đầu tư phải bán nhà đi ở trọ để có tiền trả nợ ngân hàng.
Cuối năm 2021, với số tiền nhàn rỗi hơn 2 tỷ đồng, anh Trần Minh Quân (Hà Đông, Hà Nội) đã quyết định xuống tiền mua mảnh đất vườn rộng 800m2 (trong đó có 40m2 đất thổ cư) với giá gần 4 tỷ đồng ở xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất.
Để mua được mảnh đất này, anh Quân phải vay ngân hàng và bạn bè hơn 1 tỷ đồng. Những tưởng mảnh đất sẽ được bán sang tay nhanh chóng để anh thu hồi vốn trả nợ và có thêm khoản tiền lãi nhằm tích luỹ, nhưng thị trường đất ven đô bất ngờ trầm lắng sau cơn sốt khiến lô đất của anh Quân rao bán hơn nửa năm vẫn chưa có khách mua.
Anh Quân cho biết, bạn bè anh hồi đầu năm 2021 mua đất ở đây rất nhiều, ai cũng trúng lớn, có người mua tuần trước, bán tuần sau đã lời vài ba trăm triệu đồng.