Vì sao giá bất động sản lại không giảm trong mùa dịch Covid-19?
Nghịch lý đang diễn ra ở thị trường bất động sản khi dịch bệnh khiến lượng giao dịch giảm, thị trường không thanh khoản nhưng giá lại không giảm.
Trong quý 1 năm 2020, tổng sản phẩm nhà ở chào bán trên cả nước (gồm cả hàng tồn kho và mới mở bán) đạt 53.236 sản phẩm. Lượng giao dịch là 7.641 sản phẩm với tỷ lệ hấp thụ đạt 14,3%. Đây là lượng giao dịch thấp nhất trong 4 năm qua.
thị trường bất động sản vẫn tồn tại các khó khăn khi các vướng mắc về mặt pháp lý trong việc phát triển các dự án bất động sản chưa được tháo gỡ, các địa phương vẫn thận trọng trong xét duyệt dự án. Nguồn cung sản phẩm bất động sản ra thị trường tiếp tục khan hiếm.
Thông tư số 22/2019 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020 càng siết cho vay vào lĩnh vực bất động sản, giảm hạn mức cho vay đối với các dự án bất động sản cao cấp và một số chủ đầu tư có nhu cầu vay số lượng lớn cho nhiều dự án bất động sản...
Mặc dù thị trường vô cùng trầm lắng song giá bán bất động sản không hề có sự sụt giảm so với quý 4 năm 2019 và chưa có bất cứ doanh nghiệp nào công bố chính sách giảm giá sản phẩm.
Theo số liệu từ Google Trends, tại Việt Nam, trong tháng 2 và 3, lượng tìm kiếm với từ các khóa liên quan đến nhà ở như "bất động sản", "căn hộ chung cư", "dự án nhà ở" đều tăng. Với từ khóa "chung cư", thời điểm cuối tháng 3/2020, lượng tìm kiếm thậm chí còn vượt mốc cao nhất của năm 2019. Đây là điều rất bất ngờ, cho thấy mức độ quan tâm của người Việt Nam với vấn đề nhà ở vẫn rất lớn, bất chấp dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp.
Số phận đất “vàng” hậu thu hồi: Không thể để “con voi chui lọt lỗ kim”
Đất “vàng” được ví như “miếng mồi ngon”, bao quanh là các “vòi bạch tuộc” luôn muốn thâu tóm. Giải quyết bài toán hậu thu hồi đất “vàng” như thế nào để không lặp lại tình trạng thất thoát, tham nhũng đất đai?
Thanh tra Chính phủ vừa tiếp tục yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) phải thu hồi 2 lô đất “vàng” sử dụng sai mục đích tại số 80 Lý Thường Kiệt và 22 Phan Bội Châu (Hà Nội) về cho Nhà nước sau 4 năm Kết luận thanh tra số 2222, năm 2016 của Tổng Thanh tra Chính phủ được ban hành.
Theo kết luận này, hai lô đất trên được Nhà nước cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thuê và hết hạn từ năm 1996. Tuy nhiên, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vẫn góp vốn bằng quyền sử dụng hai lô đất trên với Công ty TNHH Hà Thành để thành lập Công ty TNHH Khách sạn thương mại Sài Gòn.
Thanh tra Chính phủ xác định Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã lợi dụng thủ tục góp vốn và thực hiện trái chủ trương để hợp thức hóa việc chuyển nhượng tài sản, cơ sở kinh doanh có giá trị lớn ra ngoài doanh nghiệp không qua đấu giá, đấu thầu.
Theo các chuyên gia, khoản chênh lệch rất lớn giữa giá trị quyền sử dụng đất trước và sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng, trước và sau khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, trước và sau khi bán tài sản Nhà nước có gắn với đất đai, trước và sau khi giao đất thực hiện dự án theo hình thức BT,... gây thất thoát rất lớn cho ngân sách, biến tài sản Nhà nước thành tài sản cá nhân hay một nhóm cá nhân, tạo môi trường thuận lợi cho tham nhũng, hối lộ, lợi ích nhóm...
Việc thu hồi các khu đất công sử dụng sai mục đích như trên là vấn đề cấp thiết phải làm và phải thực hiện một cách quyết liệt, nhưng theo các chuyên gia, một câu chuyện khác cũng cần quan tâm đó là “số phận” của những miếng đất ấy hậu thu hồi sẽ ra sao? Những khu đất "vàng" liệu có được sử dụng theo quy hoạch và đúng mục đích, hay tiếp tục trở thành “miếng bánh thơm” khiến đất công lại thành “của riêng”.
Báo động tình trạng phân lô bán nền trái phép tại Bắc Ninh
Tình trạng tự ý phân lô bán nền trước khi được UBND tỉnh quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng dự án đang làm dấy lên những lo ngại về quá trình phát triển bền vững trong tương lai gần của tỉnh Bắc Ninh.
Trong tiến trình xây dựng và phát triển để đưa Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022, có thể thấy rất rõ những nỗ lực của Đảng bộ chính quyền và nhân dân Bắc Ninh toàn tâm dốc sức để có bước chuyển mình mạnh mẽ.
TP. Bắc Ninh cách Thủ đô Hà Nội và sân bay Nội Bài khoảng 30km, nằm trong vùng tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đây cũng là đầu mối quan trọng giữa Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Theo đúng lộ trình, Bắc Ninh sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam. Đây là cú hích lớn, mang tới nhiều cơ hội hấp dẫn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 10% mỗi năm, GDP đầu người tăng gấp 2 lần sau 5 năm, Bắc Ninh đang thu hút 34 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào 14 ngành lĩnh vực, đứng thứ 6 cả nước về quy mô vốn đầu tư. Và thật không ngoa khi giới đầu tư ví Bắc Ninh như một con "rồng mới nở" của vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ.
Thuận lợi trong phát triển thành phố thông minh là vậy, nhưng, nếu không có những bước tính toán kỹ lưỡng, cẩn trọng, vô tình Bắc Ninh sẽ lại bước vào "vết xe đổ" của một số địa phương khi quy hoạch cứ phải "lẽo đẽo" chạy theo dự án.
Vẫn có nhiều cổ phiếu bất động sản tăng mạnh dù thị trường chung gặp khó
Tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn khiến thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái rung lắc và giằng co.
Sau phiên giao dịch có phần hưng phấn hôm qua, thị trường chứng khoán đã có sự điều chỉnh nhất định ở phiên giao dịch hôm nay (14/4). Áp lực rung lắc mạnh đã xảy ra trong phiên hôm nay với việc nhiều mã vốn hóa lớn quay đầu giảm giá. Tâm lý nhà đầu tư thận trọng và có lẽ họ đang chờ đợi những động thái tiếp theo của Chính phủ sau khi kết thúc 15 ngày cách ly xã hội.
Do những áp lực của thị trường chung diễn ra mạnh nên nhóm cổ phiếu bất động sản cũng có sự phân hóa trở lại. Dù vậy, khá nhiều cổ phiếu bất động sản vẫn giao dịch tích cực bất chấp sự thận trọng của nhà đầu tư. Trong đó, VRE tiếp tục tăng 2,9% lên 26.200 đồng/cp. VHM tăng 1% lên 68.000 đồng/cp. Cả VRE và VHM vẫn lọt vào top ảnh hưởng đến VN-Index, trong đó, VHM đóng góp cho chỉ số này 0,67 điểm còn VRE là 0,5 điểm.
Phân khúc BĐS duy nhất được kỳ vọng hưởng lợi mùa dịch Covid-19
Theo báo cáo quý I của JLL Việt Nam, bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Bắc thu hút phần lớn các tập đoàn lớn muốn đa dạng hóa danh mục sản xuất bên cạnh cơ sở tại Trung Quốc, với nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển khá tốt và vị trí cần kề với Trung Quốc. Giá đất trung bình đạt 99 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhà xưởng xây sẵn – lựa chọn yêu thích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - vẫn giữ ở mức giá thuê ổn định dao động từ 4 - 5 USD/m2/tháng và đều đã được lấp đầy.
Báo cáo của công ty chứng khoán Mirae Asset hồi đầu tháng 2 khẳng định BĐS công nghiệp tiếp tục có triển vọng sáng trong năm nay dù vẫn có một số khó khăn hơn trước. Hiện nay, Việt Nam có 326 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 95.500 ha, trong đó hơn 65.500 ha là đất công nghiệp. Với thực trạng nhu cầu tăng cao và giá cho thuê ngày một cao như hiện nay, một làn sóng xây dựng và mở rộng khu công nghiệp nổi lên với hơn 13.000 ha ở miền Bắc và 18.000 ha ở miền Nam sắp được đưa vào sử dụng.
Xem chi tiết tại đây